Posted by : amakong2 Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 11 - Mục đích yêu cầu của hệ thống câu hỏi tốt trong giờ đọc – hiểu văn bản lịch sử Văn học:  Về kiến thức: Giúp học sinh hình thành và tích lũy hệ thống tri thức, nắm được nội dung trọng tâm của bài học và có thể nâng cao sự hiểu biết của mình về kiến thức bên ngoài.  Về kĩ năng: Giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng, năng lực cảm thụ tư duy sáng tạo (đọc sách giáo khoa, phát hiện luận điểm, lập dàn ý, minh họa…)  Về thái độ: Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh (về truyền thống yêu nước, về chủ nghĩa nhân văn…) - Các loại câu hỏi thường sử dụng trong giờ đọc hiểu văn bản lịch sử Văn học: Trong giờ đọc hiểu văn bản lịch sử văn học thường sử dụng các loại câu hỏi sau: câu hỏi tái hiện, câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích – khái quát, câu hỏi phân tích – minh họa, câu hỏi so sánh – khái quát… Giúp học sinh phát huy được đầy đủ năng lực cảm thụ và trí tuệ, tạo sự hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học. - Yêu cầu cần phải có để đảm bảo hệ thống câu hỏi tốt trong giờ đọc – hiểu văn bản lịch sử Văn học:  Phải đề cao hoạt động chủ thể của học sinh dưới sự định hướng của giáo viên.  Trong giờ văn học sử nhưng phải đảm bảo được tính tích hợp kiến thức văn.  Hệ thống câu hỏi phải vừa sức, đúng trọng tâm, hướng tới kiến thức cơ bản, phù hợp với từng đối tượng ( câu hỏi tái hiện).  Câu hỏi phải phù hợp với từng kiểu bài, đặt học sinh vào những tình huống có vấn đề để gợi mở cho học sinh giải quyết. Câu hỏi trước làm tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau làm rõ hơn vấn đề khái quát được đặt ra từ ban đầu (câu hỏi nêu vấn đề).  Câu hỏi phải có mối liên hệ để rèn luyện kĩ năng so sánh đối chiếu.  Câu hỏi phải khoa học, sáng rõ, không vụn vặt, đa dạng, lôi cuốn học sinh. Ví dụ minh họa: Hệ thống câu hỏi cho bài tác gia Nam Cao. - Nêu những nét chính trong cuộc đời Nam Cao? (quê hương, gia đình, bạn thân…)  Câu hỏi tái hiện. - Theo các em những yếu tố chính trong cuộc đời đã ảnh hưởng đến con người và sáng tác của Nam Cao?  Câu hỏi so sánh, phân tích - minh họa. - Em nào có thể kể tên những tác phẩm của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám? Em có nhận xét gì về đề tài trong sáng tác của ông?  Câu hỏi tái hiện, phát hiện. Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 12 - Trước cách mạng tháng Tám đời sống xã hội có ảnh hưởng gì đến sáng tác của Nam Cao?  Câu hỏi so sánh, phân tích - minh họa. - Sau Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao có nội dung gì?  câu hỏi tái hiện. 3. Giải pháp 3: Sử dụng phương pháp diễn giảng. - Hoạt động dạy học trong bất cứ hình thức nào người giáo viên cũng giữ vai trò chủ đạo, là người truyền thụ kiến thức cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh cách học tốt nhất. Một bài văn học sử thường chứa đựng những mệnh đề khái quát, các trí thức minh học cơ bản và tiêu biểu. Mỗi tri thức là một sự khái quát trên các bình diện khác nhau, chứa đựng bao nhiêu khái niệm cần giải thích, nhiều định nghĩa phải minh họa, nhiều mối quan hệ logic trong câu cần phân tích và giải thích. Vì vậy, dùng phương pháp diễn giảng là phù hợp nhất đối với một bài văn học sử. Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến hiện nay. - Cách thực hiện:  Giáo viên phân tích, trình bày các tri thức kết hợp với ghi bảng, còn học sinh thì nghe, hiểu và ghi chép vào vở riêng.  Giáo viên sử dụng phương pháp diễn giảng có thể thực hiện phương pháp này theo hai cách sau:  Diễn giảng theo hình thức quy nạp, tức là đi từ các hiện tượng văn học sử đến nhận định văn học sử.  Diễn giảng theo hình thức diễn dịch, tức là đi từ nhận định văn học sử đến các hiện tượng văn học sử. Hoặc có thể kết hợp cả hai hình thức trên. Ví dụ: Trong bài tác gia Xuân Diệu ở chương trình Ngữ Văn 11 có nhận định rằng: “ Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà thơ mới ” ( Hoài Thanh ). Để giúp cho học sinh hiểu được nhận định trên, giáo viên có thể áp dụng phương pháp diễn giảng theo hình thức diễn dịch về các vấn đề sau: Đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, sau đó đưa ra một vài tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này để chứng minh cho sự đổi mới về nội dung và nghệ thuật trong thơ ca ông.  Diễn giảng phải dựa vào sách giáo khoa nhưng không phải là đọc, là chép sách giáo khoa hay nói lại theo sách giáo khoa mà là giảng giải, minh họa để giúp học sinh hiểu sách giáo khoa, hiểu các khái niệm, nhận định và dẫn chứng. Đây là một thách thức đối với giáo viên đứng lớp. Bởi không chỉ đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng về nhiều vấn đề tích hợp, mà còn phải có kĩ năng chọn lựa phương cách phù hợp vấn đề, kết hợp cách pân tích, bình luận… Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 13  Phải đảm bảo tính truyền cảm để bài giảng có sức thu hút, tránh sự nhàm chán đối với người nghe. Ví dụ: Khi dạy kiểu bài Khái quát về văn học dân gian, nhất là ca dao – dân ca, giáo viên nên sáng tạo trong việc giảng dạy ở chỗ hát dân ca. Có thể cho học sinh hát một vài câu dân ca nào đó…Còn đối với truyện cổ tích, truyền thuyết nên sáng tạo ở chỗ diễn, đóng kịch… Khi dạy kiểu bài khái quát về tác giả, giáo viên nên kể học sinh nghe những giai thoại, những câu chuyện kể liên quan đến tác giả đó.  Khi diễn giảng, giáo viên cần phải bảo đảm một số yêu cầu cơ bản sau:  Đảm bảo tính khoa học chính xác nội dung trình bày. Lí lẽ nêu ra có tính thuyết phục và được trình bày một cách hợp lí.  Ngôn ngữ diễn giảng phải mẫu mực: đúng chuẩn, trong sáng, bảo đảm tính giáo dục, âm thanh, nhịp điệu phải vừa phải.  Thái độ, cử chỉ của giáo viên phải mẫu mực. Tuyệt đối tránh lối phô trương, sáo rỗng hoặc gắt gỏng học sinh. Trong khi trình bày, giáo viên không nên có những động tác thừa, tránh đi lại trong lớp. - Lưu ý: Vì đây là phương pháp dạy học văn truyền thống mang nặng bản chất tái hiện, nên sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó.  Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian. Có khả năng trình bày tri thức một cách có hệ thống, kết hợp được tính logic và tính truyền cảm, nếu biết lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu, chân thực, sinh động, có giọng nói, nét mặt, cử chỉ phù hợp với nội dung truyền đạt… Nếu biết vận dụng phương pháp diễn giảng “ nêu vấn đề ”, biết nêu các câu hỏi kích thích sự động não của học sinh thì diễn giảng vẫn phát huy tác dụng tốt. Thông qua hệ thống bài giảng của giáo viên, học sinh nắm bài một cách có hệ thống, hiểu nhanh vấn đề.  Nhược điểm: Học sinh thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức và dễ gây tâm lí nhàm chán, mệt mỏi và không thích học văn. Phương pháp diễn giảng mang đậm dấu ấn cá nhân, nếu không ý thức được mức độ diễn giảng thì giáo viên sẽ trở thành người lấn át hay nói lạc tiếng nói của nhà văn. Diễn giảng dễ sa vào suy diễn nếu thiếu căn cứ và không xác định trọng tâm cần diễn giảng trước và sẽ không truyền đạt một cách hệ thống và logic kiến thức của bài học. Nếu không nắm được phương pháp, giáo viên sẽ rơi vào độc giảng, quên mất sự phối hợp với học sinh. Bí quyết cá nhân: Để cho phương pháp này phát huy một cách có hiệu quả nhất, giáo viên có thể kết hợp diễn giảng với việc sử dụng công nghệ thông tin như: Sử dụng hình ảnh trực quan (hình ảnh tác giả, tác phẩm, minh họa cho các chi tiết trong tác phẩm), âm nhạc (nhạc nền, những bài hát liên quan đến tác phẩm), đoạn phim trong bài trình chiếu. Hiệu ứng phông chữ: in đậm, tô màu, chữ to tạo hiệu ứng cho những nội dung kiến thức quan trọng. Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 14 Ví dụ: Khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX trong sách văn học 10, tập 1, tôi thường làm như sau: + Với mục các giai đoạn phát triển của văn học: Đây là một phần khá dài, tổng hợp nhiều kiến thức của các phân môn khác nhau. Để giúp học sinh không bị nhàm chán về dung lượng kiến thức khô khan, ở mỗi một giai đoạn phát triển, tôi sẽ đưa ra những tranh ảnh minh họa về hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn đó: ví dụ ảnh những chiếc cọc gỗ trên sông Bạch Đằng và hỏi học sinh: “Em có biết về hình ảnh này không? Trận chiến này có vai trò quan trọng như thế nào đối với lịch sử của đất nước và đã tác động như thế nào đến đời sống văn học thời kì đó?”………… Hàng nghìn cây gỗ lim, sến đầu được vạt nhọn và bịt sắt cắm xuống sông thành những hàng dài chắc chắn, đầu cọc hướng chếch về phía nguồn Trang 15 Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Bãi cọc Bạch Đằng được phát hiện tại xã Yên Giang, Quảng Ninh + Đối với mục nội dung của văn học thời kì này, khi tìm hiểu về cảm hứng yêu nước, tôi sẽ minh họa cho học sinh xem ảnh chiếu đời đô. Sau đó đặt câu hỏi: “Em có biết Chiếu dời đô là của ai không? Chiếu dời đô thể hiện được nội dung gì của văn học thời kì này?...”. Giáo viên có thể giảng thêm cho học sinh hiểu về ý nghĩa của Chiếu dời đô: Nền tảng của Chiếu dời đô là tư tưởng vì nước, vì dân. Chính vì lẽ ấy mà nói rằng, Chiếu dời đô tràn đầy ý nghĩa văn hóa truyền thống. Việc lựa chọn Thăng Long làm kinh đô nước Việt sẽ góp điều kiện quyết định sự phát triển văn hóa dân tộc trên những tầng cao. Muốn cho văn hóa dân tộc phát triển lên những tầng cao thì trước hết phải bảo vệ độc lập lâu dài vững chắc. Chiếu dời đô đòi hỏi phải chọn đất kinh kỳ đủ điều kiện thiên nhiên để phòng thủ và đủ điều kiện nhân sinh để xã hội không ngừng tiến bộ. Sự phối hợp giữa thiên nhiên và nhân sinh sẽ tạo ra đủ các yếu tố cần thiết để cho nước nhà cường thịnh "muôn đời", để cho nhân dân thoát khỏi cái khổ "tối tăm". Chiếu Dời Ðô “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần đời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Ðại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời. Dạy văn học sử - khó nhưng dễ. Trang 16 Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” 4. Giải pháp 4: Dạy văn học sử theo hướng tích hợp liên môn. - Chưa ở đâu sự tích hợp sâu xa bền vững, sự liên ngành, liên môn cùng một lúc xuất hiện hài hòa như trong dạy học Văn học sử. “Xã hội nào văn học ấy”. Từ cơ sở triết học, tư tưởng lưu hợp với lịch sử kéo theo một luồng Mĩ học vừa hội tụ vừa chi phối các ngành nghệ thuật tương ứng. Dạy học Văn học sử thực chất là dạy học một cách nhìn nhận, phân tích, tổng hợp vấn đề từ tư liệu của Lịch sử văn học được xử lý theo quan niệm Triết học và Mĩ học cá nhân của mỗi thành viên khi bừng phát theo sự kích thích, khơi gợi của người dạy. Điều này không phải thầy dạy mới có, mà trên cơ sở hoạt động dạy học những năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp đã “mai phục sẵn” ở người học sinh được phát triển. - Điều quan trọng nhất của dạy học Văn học sử là phải lý giải được mối quan hệ biện chứng và lịch sử của các hiện tượng văn học từ tổng hợp khái quát đến cụ thể. Vì sao Văn học dân gian Việt Nam lại gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc sâu sắc như vậy? Vì sao những tư tưởng triết học dân chủ của cha ông in đậm nét trong văn học truyền miệng của dân tộc? Học sinh phải tự hiểu được rằng trong chế độ quân chủ chuyên chế, “khi một dân tộc bị mất dân quyền và nhân quyền, thì văn học là diễn đàn duy nhất để dân tộc đó thể hiện tâm hồn và tư tưởng của mình” (Gherxen). Vì sao tư tưởng Phật, Lão lại được lưu hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa yêu nước trong thơ Lý, Trần?... Vì sao giai đoạn lịch sử Lê mạt – Nguyễn sơ vấn đề số phận con người với tự do công bằng lại đặt ra một cách dữ dằn như vậy? Vì sao các trào lưu văn học giai đoạn 1930-1945 lại phát triển đăc biệt như vậy? Điểm khác nhau cơ bản giữa văn học trung đại và hiện đại, giữa văn học trước và sau 1975?... Nếu không hiểu được những vấn đề khái quát tối thiểu thì dù tư liệu có phong phú đến đâu cũng không thể giải quyết tốt những vấn đề cụ thể của việc phân tích tác phẩm sau này. Vấn đề phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát là vô cùng quan trọng trong dạy học Văn học sử. Thông tin về Kinh tế, Chính trị, Tôn giáo, các hiện tượng văn học, …các hình thái ý thức khác…cũng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là xử lý được các thông tin trong mối quan hệ giữa chúng với nhau và với hạ tầng cơ sở. Và cũng không thể không lý giải những nét riêng đặc thù của văn học so với các hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng khác. Mối quan hệ với các dòng Thiền Trúc Lâm, Quan Bích, Nam Phương của thơ ca Lý Trần, chất sám hối để linh hồn con người được cứu rỗi trong văn chương của Nguyên Hồng, Nam Cao, Hàn Mặc Tử … các nhà văn nhà thơ theo dạo Thiên Chúa. - Với thời kì văn học rất cần phân tích sự biến động của Lịch sử, của Triết học, Mĩ học, Tôn giáo, Kinh tế, Chính trị.. trong suốt một thời kì lịch sử dài đằng đẵng kéo

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -