Posted by : amakong2 Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

11 là thơ nhưng thơ tự sự, thơ hiện thực lại ít có những từ ngữ, hình ảnh bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhà thơ, trong khi đó, thơ trữ tình lại thiên về bộc lộ cảm xúc, tâm trạng… Đối với truyện cũng vậy, cùng là truyện ngắn nhưng có truyện ngắn trào phúng, có truyện ngắn trữ tình… Hiểu được điều này, học sinh sẽ tránh nhầm lẫn một cách máy móc khi cho rằng: một đoạn văn bản truyện thì luôn dùng phương thức tự sự, một đoạn thơ thì luôn dùng phương thức biểu cảm… c/ Mỗi phương thức biểu đạt thường có một số hình thức văn bản cụ thể: Ví dụ: + Phương thức tự sự : xuất hiện trong các tác phẩm văn học như truyện, tiểu thuyết, kí sự… nhưng cũng được dùng trong bàn tin báo chí, sách lịch sử… + Phương thức miêu tả : dùng trong văn tả cảnh, tả người, tả vật, trong các đoạn văn miêu tả của tác phẩm truyện + Phương thức biểu cảm: là phương thức biểu đạt chính của thơ trữ tình nhưng cũng có mặt trong các văn bản như: tùy bút, bút kí, văn tế… + Phương thức thuyết minh: dùng trong các văn bản trình bày tri thức, trong văn bản quảng cáo sản phẩm hàng hóa, trong các lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật… Điều lưu ý HS là trong một văn bản cụ thể, ngoài phương thức biểu đạt chính, còn có thể phối hợp thêm nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Ví dụ cụ thể: Yêu cầu HS xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ: “ Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng Mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn” _________________________________________________________________ Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên 12 ( Đò Lèn – Nguyễn Duy) (Câu 1 – Đề thi tuyển sinh Đại học khối C năm 2014) - Giáo viên cần cắt nghĩa cho HS hiểu: Đây là thơ trữ tình, phương thức biểu đạt chính sẽ là biểu cảm. Nhưng không chỉ vậy, trong đoạn thơ còn sử dụng cả các phương thức khác là tự sự và miêu tả ( căn cứ nhận diện: ngoài việc bộc lộ cảm xúc của người cháu, đoạn thơ còn thuật lại những chuyện trong quá khứ qua những sự việc cụ thể, đoạn thơ còn có những dòng miêu tả: mùi huệ trắng quyên khói trầm thơm lắm… ) d/ HS cũng hay mắc lỗi nhầm lẫn giữa phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận. Giáo viên cần lưu ý HS phân biệt rõ các phương diện này. Xét văn bản ví dụ: “Loài chuột nhảy béttong sống trên vùng hoang mạc khô cằn ở Úc có thể tìm ra nước từ trong lòng đất. Chúng đi tìm những hạt cây khô mang về bỏ vào các hố đất sâu. Chỉ cần trong hố đất có một tí nước, hạt cây sẽ hút vào ngay. Chúng đợi cho những hạt cây này hút đầy nước rồi mới bắt đầu lấy lên ăn. Loài thằn lằn gai (Moloch) cũng sống ở sa mạc Úc, lại có cách lấy nước nuôi cơ thể độc đáo hơn. Chúng lấy nước từ không khí. Toàn bộ cơ thể thằn lằn gai được bao phủ bởi những khối u cứng và gai nhọn. Những thứ này không chỉ giúp chúng tự vệ mà còn để làm một việc quan trọng không kém – lấy nước từ không khí nuôi cơ thể. Trên lớp da cứng của chúng có vô số lỗ nhỏ li ti nằm giữa những hàng gai. Chỉ cần một giọt nước đọng lại trên mình thằn lằn, nó sẽ bị thấm vào da ngay. Sau đó nước sẽ được dẫn về phía đầu, dồn vào hai túi da xốp nhỏ nằm trong hốc miệng. Khi đó, thằn lằn gai có thể uống nước một cách dễ dàng.” (Theo Kiến thức ngày nay) Giáo viên cần giúp HS xác định: + Văn bản trên là một văn bản cung cấp tri thức, thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học + Xét về phương thức biểu đạt, văn bản sử dụng phương thức chính là thuyết minh + Về thao tác lập luận, văn bản sử dụng hai thao tác chính là giài thích và so sánh 3. Giải pháp 3: Hướng dẫn viết đoạn văn ngắn Các bài tập đọc hiểu thường có yêu cầu học sinh thể hiện cảm nhận của mình trong một đoạn ngắn ( 5 – 7 dòng) về vấn đề nêu trong văn bản. Để giúp học sinh bớt lúng túng, tránh mất thời gian, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tập viết bằng các bước sau: - Xác định chủ đề cần viết (thường liên quan đến một nội dung của văn bản đã cho) _________________________________________________________________ Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên 13 - Viết đoạn ngắn theo 1 trong 2 kiểu diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp (theo kinh ngiệm của giáo viên thì đây là 2 cấu trúc mà HS dễ thực hiện hơn cả) + Đoạn diễn dịch thường có mô hình: A + B,C,D… ( trong đó A là câu chủ đề; B,C,D… là các câu khai triển bậc 1) + Đoạn tổng – phân – hợp thường có mô hình: A + B,C,D… + A’ ( trong đó A là câu chủ đề để giới thiệu đoạn văn; B,C,D…là các câu giải thích hoặc làm rõ ý tưởng chính của đoạn văn bằng cách cung cấp các dẫn chứng, lí lẽ có liên quan; A’ là câu kết đoạn bằng cách nhắc lại nội dung/ ý tưởng chính) Ví dụ 1: Yêu cầu HS nêu 2 tác dụng của việc tự học theo quan điểm riêng của mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. ( mục Đọc hiểu, Đề thi minh họa-kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 ) - HS xác định 2 ý chủ đề ( tương ứng với 2 tác dụng của tự học ):  tự học giúp cho ta có được kiến thức một các vững chắc nhất;  tự học còn giúp ta rèn luyện tính độc lập trong tư duy. - Triển khai từng ý chủ đề nêu trên theo lối diễn dịch: Việc tự học sẽ giúp ta có được những kiến thức một cách vững chắc nhất.Vì khi tự mình tìm đến với kiến thức, chọn lọc kiến thức với thái độ chủ động, tích cực, ta sẽ hiểu sâu về vấn đề và nhớ lâu hơn… Ngoài tri thức, tự học còn giúp ta tự rèn luyện nhiều phẩm chất tốt đẹp: sự kiên trì, ý chí vượt khó…Đặc biệt, tự học giúp ta có thói quen tự suy nghĩ, tạo khả năng tư duy sáng tạo. - Học sinh cũng có thể kết nối 2 đoạn nhỏ trên thành 1 đoạn lớn. Ví dụ 2: Yêu cầu HS bày tỏ suy nghĩ về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam. - Lập ý: theo cấu trúc tổng – phân – hợp + Câu mở đoạn: khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam + Các câu khai triển bậc 1: nêu thái độ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc; với quân dân ta; hành động của bản thân… + Kết đoạn: khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc ta - Viết đoạn: Giáo viên cho HS tập viết theo mô hình trên, tuy nhiên cũng khuyến khích những cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo khác. ( Đoạn văn tham khảo ) Chủ quyền biển đảo Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Là một người dân VN, chúng ta không thể không quan tâm đến những sự kiện diễn ra trên biển Đông trong thời gian gần đây. Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc, đồng hành với toàn dân tộc, thế hệ trẻ chúng ta cùng lên tiếng phản đối và tỏ rõ sự bất bình, phẫn nộ trước lối hành xử bất chấp lẽ phải, _________________________________________________________________ Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên 14 đạo lý và luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Trung Quốc. Đồng thời, ta cũng bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với các chiến sỹ, nhân dân đang ngày đêm bất chấp hiểm nguy để bám biển, bám tàu thuyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc. Chúng ta sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ của mình khi tổ quốc kêu gọi. Tuy nhiên, chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt, có hành động bảo vệ tổ quốc theo đúng luật pháp Việt Nam và quốc tế. Dân tộc ta vốn có một lòng yêu nước nồng nàn. Chúng ta có chính nghĩa, có tinh thần anh dũng, không sợ hi sinh. Với sự đoàn kết của toàn dân tộc, chúng ta tin tưởng chủ quyền biển đảo VN sẽ được giữ vững, như lời Bác Hồ năm xưa đã căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI SKKN này đã giúp cho giáo viên có ý thức rõ ràng hơn về việc tăng cường các biện pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới về dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định phát triển năng lực học sinh theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Thông qua hướng dẫn của giáo viên, học sinh một mặt có thể làm tốt các bài tập đọc hiểu văn bản bản ngắn, vừa nâng cao được năng lực đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản nói chung. Chất lượng học tập của học sinh được nâng cao, kết quả làm bài cũng tốt hơn trước rất nhiều. Đặc biệt các em đã có được phương pháp làm bài, không còn lúng túng, nhầm lẫn khi làm các bài tập đọc hiểu như trước. Việc tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp dạy đọc hiểu cũng giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu bổ sung cho phương pháp, kĩ thuật dạy học, qua đó cũng góp phần làm phong phú nội dung bài dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Áp dụng những kinh nghiệm đã nêu, kết quả giảng dạy môn Văn cuối năm của các lớp kể từ năm học 2013 – 2014 đến nay đã có nhiều tiến bộ rõ nét. Tỉ lệ bộ môn của cả Tổ cũng đạt trên 75 % (so với trước chỉ đạt 60 %). Trong bối cảnh có nhiều thay đổi về cấu trúc đề thi ở thời gian qua, kết quả thi tốt nghiệp THPT môn Văn của trường Ngô Sĩ Liên vẫn giữ vững ở mức cao, thường vượt tỉ lệ chung của tỉnh. Năm học 2013 – 2014, tỉ lệ tốt nghiệp ở các lớp đã dạy đạt 90% ( so với tỉ lệ 82% của tỉnh ). Ở năm học 2014 – 2015, với cấu trúc đề thi mới, kết quả thi cuối kỳ cũng đạt mức khả quan, tỉ lệ chung của cả tổ Văn đạt 85%, kết quả giảng dạy cuối năm ở các lớp 12 cũng đạt hơn 75%. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SKKN này đã được người viết vận dụng trong quá trình giảng dạy của bản thân hai năm gần đây, sau đó triển khai áp dụng rộng rãi trong phạm vi tổ Văn của trường THPT Ngô Sĩ Liên. Giáo viên trong tổ tiếp tục triển khai trong giờ dạy của mình và cũng đã thu được những kết quả khá tốt, đặc biệt rất có ích cho những giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm giảng dạy. _________________________________________________________________ Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên 15 Tuy nhiên, do mới được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian chưa lâu, lại ở một phạm vi nhỏ là một trường phổ thông, nên đề tài chưa có được rút kinh nghiệm nhiều, mức độ đầu tư còn chưa tương xứng với yêu cầu đề ra. Hi vọng với sự góp ý của các cấp quản lí và đồng nghiệp, người viết sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu để đề tài ngày càng có chất lượng hơn. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007). Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Phương Lựu (chủ biên) (2004). LÍ LUẬN VĂN HỌC,Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004). Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 4. Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa (2006). Phong cách học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Ảnh (1999). Tiếng Việt thực hành, Nxb Thanh niên, Tp.HCM. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn, Hà Nội, 2014. VII. PHỤ LỤC Một số bài tập nhỏ dùng để lấy điểm hệ số 1 Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Nếu Kiều là người yếu đuối thì Từ là kẻ hùng mạnh, Kiều là người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh quang. Mỗi bước chân Kiều đều gặp phải bất trắc thì Từ ngang dọc tự do. Suốt đời Kiều chịu đựng thì Từ bất bình, Kiều quen tiếng khóc thì Từ quen tiếng cười. Kiều đội trên đầu nào trung, nào hiếu thì Từ “nào biết trên đầu có ai”. Kiều lê lết trên mặt đất với bao éo le và tai họa thì Từ vùng vẫy phóng túng tự do. Kiều là hiện thân của mối mặc cảm tự ti, còn Từ thì lòng đầy tự tôn”. ( Đọc lại Truyện Kiều – Vũ Hạnh) a/ Nội dung đoạn văn nói về điều gì? b/ Các biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn? Tác dụng của chúng? c/ Giải thích ngắn gọn các từ “tự ti”, “tự tôn” d/ Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn ? Gợi ý trả lời: a/ Nội dung đoạn văn so sánh sự khác biệt về tính cách, số phận giữa Kiều và Từ Hải. b/ Các biện pháp nghệ thuật nổi bật: sử dụng kết cấu đối lập – song hành, biện pháp lặp CP: (nếu) Kiều …(thì) Từ… Tác dụng: nhấn mạnh sự khác biệt giữa 2 nhân vật _________________________________________________________________ Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên 16 c/ “tự ti”: sự mặc cảm, hạ thấp bản thân “tự tôn”: đề cao, coi trọng bản thân d/ Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn: so sánh Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có thành công thì kháng chiến mới thắng lợi”. (Hồ Chí Minh) a/ Nội dung đoạn văn nói về điều gì? b/ Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn? Tác dụng của chúng? c/ Em hiểu như thế nào về từ “kiến quốc”? Gợi ý trả lời: a/ Đoạn văn nêu mối quan hệ giữa nhiệm vụ kháng chiến (giành chính quyền, giành độc lập tự do, lập nên chế độ mới) và nhiệm vụ kiến quốc (xây dựng đất nước) của cách mạng nước ta. b/ Biện pháp nghệ thuật nổi bật là đảo đối. Tác dụng: nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa 2 nhiệm vụ. c/ “Kiến quốc” là kiến thiết, xây dựng đất nước, bao gồm xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân… Bài tập 3: Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi : “Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son... Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa ?” ( Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu ) 1/ Nội dung chính của đoạn thơ ? 2/ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên? Phân tích giá trị biểu đạt của chúng. 3/ Cách sử dụng từ “mình” trong câu “Mình đi, mình có nhớ mình” đặc sắc ở điểm nào ? Gợi ý trả lời: 1/ Nội dung chính của đoạn thơ : - Đây là lời của người Việt Bắc, hỏi để gợi nhắc người ra đi nhớ về những tháng ngày kháng chiến gian khổ, nhiệm vụ kháng chiến nặng nề, đắng cay ngọt bùi có nhau. Hỏi cũng là để gợi nhắc đến nghĩa tình cách mạng, đến những con người Việt Bắc nghèo nhưng giàu tình nghĩa; nhớ chiến khu Việt Bắc là chiếc nôi của cách mạng… 2/ Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên: - Điệp ngữ : mình đi, có nhớ, mình về, có nhớ… _________________________________________________________________ Nguyễn Văn Công Trường THPT Ngô Sĩ Liên

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -