Posted by : amakong2 Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Sau khi người chồng bỏ đi, ” người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra chấp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.” Tôi đưa ra vấn đề cho học sinh thảo luận như sau: + Em có suy nghĩ gì về những giọt nước mắt của người đàn bà? ( Vì sao bà ta khóc? Những giọt nước mắt ấy có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Thể hiện quan niệm của tác giả về con người? + Hành động người chồng đánh vợ một cách hùng hổ, tàn nhẫn nhưng lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn...Em có nhận xét gì về sự tương phản giữa lời nói và hành động của người đàn ông khi đánh vợ? Và sự tương phản này thể hiện sự giằng xé nào trong nội tâm của người đàn ông? Nghịch lí Phát hiện thứ nhất Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Phát hiện thứ hai Trang 11 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN * Cách thức tiến hành: Ở câu hỏi này tôi không chia nhóm trước vì đây là những câu hỏi khó. Tôi đặt ra cho cả lớp cùng suy nghĩ. Sau đó học sinh phát biểu và từ ý kiến của học sinh tôi hình thành nên nhóm và mỗi nhóm tự bảo vệ ý kiến của mình. * Kết quả đạt được: Trong quá trình thảo luận tôi nhận thấy ở học sinh có những ưu, khuyết chung. Khả năng lập luận của các em khá vững về lý lẽ, nhưng về vốn sống thực tiễn của các em còn non nớt, hơi lý tưởng hóa. Nhất thiết cho rằng mọi vấn đề cần phải rõ ràng, hoàn thiện. Cuối cùng tôi rút ra vấn đề: Cần thận trọng khi tìm hiểu đánh giá một con người không nên có cái nhìn phiến diện chỉ dựa vào bên ngoài mà phải nhìn cuộc sống, con người một cách đa diện, đa chiều. Cần phát hiện ra chiều sâu trong tâm hồn con người. 2) Đóng vai Về phương pháp: Đóng vai cơ bản là giáo viên thực hiện như lý thuyết đã nêu ở phần trên nhưng có nhiều giáo viên ( ngay cả bản thân tôi trước đây) cũng chỉ thực hiện qua loa, sơ sài, hình thức và thậm chí còn mất nhiều thời gian mà chưa đạt được hiệu quả cao. Điều đó thể hiện qua các mặt: + Một số giáo viên trên lớp chỉ phân vai cho học sinh đọc, đọc diễn cảm lời thoại. + Một số người thì cho học sinh học thuộc lời thoại ở nhà và cho học sinh lên lớp diễn. Khi vận dụng phương pháp Đóng vai, không phải lúc nào giáo viên cũng thành công do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Bản thân tôi cũng thường gặp những thiếu sót. Từ đó tôi nhận thấy để đạt được hiệu quả cao giáo viên cần lưu ý những điểm sau: + Đóng vai không chỉ nhằm mục đích chuyển tải ý tưởng, kiến thức cho học sinh mà cần truyền cái hồn của ngôn từ, của ý tưởng, của kiến thức. + Đóng vai không phải là hình thức đọc mà là hình thức diễn. Nên hoạt động này không chỉ là ngôn ngữ mà kèm theo động tác, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt...( Ở đây tôi không đặt ra yêu cầu học sinh là một diễn viên nhưng ít nhất học sinh phải thể hiện được cảm xúc của nhân vật như: nỗi đau, hạnh phúc, vui, buồn và cả những giằng xé phức tạp trong nội tâm nhân vật. Học sinh cảm nhận tác phẩm –> Hiểu nhân vật –> Sắm vai –> Ngọn lửa cảm xúc. Nếu học sinh không có ngọn lửa cảm xúc thì không thể nhiệt tình, truyền cảm, không thể truyền ” độ nóng” đến với khán giả). Do đó khi thực hiện, giáo viên cần chọn những nhân vật có nội tâm phức tạp Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 12 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN ( chú ý đến tâm trạng của nhân vật mà học sinh nhận vai). Học sinh phải hiểu rõ nhân vật khi mình sắm vai. Muốn làm được điều đó người giáo viên phải là chiếc cầu nối đưa học sinh đến với nhân vật. Đóng vai phải đem đến một hiệu quả nhất định, học sinh phải xâm nhập vào nhân vật, phải hứng thú học tập. + Trước khi phân vai cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm bắt được đời sống nội tâm của nhân vật. Tránh sự lệch hướng về thái độ, tình cảm của nhà văn gửi vào nhân vật Ví dụ : Hai cảnh, tình mà người ta hay chuyển thể thành nghệ thuật sân khấu như: những lời đối thoại giữa Chí Phèo và Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Và những đoạn đối thoại giữa Tràng và vợ Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân). Nếu học sinh nhập vai không khéo thì sẽ chuyển từ thái độ thông cảm, sẻ chia, trân trọng, ngợi ca thành những cảnh tình hài hước, châm biếm, mỉa mai...Điều đó giá trị nhân đạo của hai tác phẩm bị lu mờ. Nam Cao không còn là Nam Cao nữa và Kim Lân cũng không còn là Kim Lân nữa. * Cách thức tiến hành: Bước 1: Tôi cho học sinh đọc kỹ sách giáo khoa (ở nhà) để nắm cốt truyện. Bước 2: Tôi chọn một, hai đoạn truyện bộc lộ được nội tâm của nhân vật. Ví dụ: Trong tác phẩm: "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, tôi chọn cảnh người chồng đánh vợ vì cảnh truyện đó chứa đầy nghịch lý. Trong tác phẩm " Vợ nhặt " của Kim Lân, tôi chọn cảnh "Bữa ăn ngày đói", nó thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật: bà cụ Tứ lạc quan, tin tưởng ở tương lai. Nên khi nhận vai các em phải thể hiện được nội tâm của nhân vật này. Bước 3: Xác định ý đồ, tư tưởng của nhà văn thể hiện qua nhân vật đó. Ví dụ: Khi nhập vai vào nhân vật Tràng thì học sinh cần hiểu được vai trò của nhân vật trong tác phẩm, lòng nhân ái, khát khao hạnh phúc gia đình. Mẹ Tràng ( Bà cụ Tứ) lòng nhân ái, bao dung, vị tha và niềm tin vào cuộc sống. Nạn đói 1945 Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 13 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Ví dụ: Trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài, Tôi chọn đoạn truyện" "Cảnh đêm tình mùa xuân" thể hiện tâm trạng phức tạp của nhân vật Mị: Từ tâm trạng vô cảm chuyển sang niềm khao khát được sống, được yêu, được hạnh phúc. Bước 4 : GV phân vai cho HS đóng vai. Ví dụ : Ở lớp 12C4( sĩ số: 44) tôi cho HS nhập vai vào nhân vật Tnú trong tác phẩm " Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.( Ở đoạn truyện mà Tnu chứng kiến cảnh giặc tra tấn vợ con và bản thân. Để đạt hiệu quả cao tôi hướng dẫn học sinh nắm bắt được nội tâm của nhân vật Tnu : Vừa Yêu thương, đau đớn, căm giận và quyết tâm trả thù. Vì nhân vật Tnu là nhân vật đa tâm trạng nên giọng văn của Nguyễn Trung Thành cũng được thể hiện đa giọng điệu. Cho nên khi sắm vai HS phải thể hiện nội tâm của nhân vật qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. * Kết quả: Thoạt đầu không khí lớp học loãng, học sinh cười nhưng sau đó các em bị cuốn hút vào người đóng vai và cảm thông, chia sẻ với nhân vật, buồn, vui với nhân vật. Không khí lớp học sôi nổi. Tôi cho đó là một sự thành công. Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 14 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Tôi kiểm tra học sinh một câu hỏi ngắn: Qua sự diễn xuất của bạn, em hãy cho biết Tnu có mấy tâm trạng? Phần đông HS trả lời đúng. Có nhiều ý kiến khác nhau trong 44 em mà tôi hỏi: + Có 8 em trả lời : Đau thương, căm thù. + Có 6 em trả lời : Yêu thương và đau xót. + Có 30 em trả lời : Vừa yêu thương, căm giận và quyết tâm trả thù. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng các em đều hiểu đúng tâm trạng của Tnu. c) Phương pháp trực quan Đây là phương pháp giáo viên thường sử dụng để minh họa cho tiết học thêm sinh động như hình ảnh, những đoạn video clip về phim, nhạc, sơ đồ, mô hình...đây là phương pháp khá phổ biến không chỉ ở Việt Nam và thế giới...từ đó giúp học sinh cảm thụ bài học một cách tốt hơn. Bao giờ cũng thế, những hình ảnh sống động dễ lưu lại hơn những câu chữ, kí hiệu. Hiện nay, phương pháp trực quan được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. * Thuận lợi: Phần lớn các trường đều được cung cấp những trang thiết bị hiện đại, giáo cụ trực quan. Trình độ sử dụng công nghệ thông ở giáo viên và học sinh có nhiều tiến bộ, từ đó hình thành ý thức tự học ở học sinh. * Hạn chế: Có nhiều Giáo viên suốt tiết học chỉ sử dụng công nghệ thông tin. Do sự lạm dụng quá mức nên vai trò của người thầy trở nên mờ nhạt. Dù sao đi nữa thì hoạt động dạy học của giáo viên là nghệ thuật( chứ không phải kỹ thuật), vì thế khi truyền đạt cảm xúc của giáo viên là quan trọng mà máy móc, công cụ không thể thay thế được. Trên thực tế khi sử dụng phương pháp trực quan, tôi thường dùng tranh ảnh, những đoạn phim minh họa, nhưng khác với trước đây, tôi chọn những hình ảnh, đoạn video clip tiêu biểu nhằm làm nổi bật chủ đề hoặc tình huống của tác phẩm, không làm nhiễu thông tin, không gây mất thời gian, tạo cho học sinh sự hứng thú học tập. Ví dụ 1: Trong tác phẩm" Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân, giáo viên tập trung ở hai hình ảnh đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối; giữa cái nhơ bẩn và thanh khiết, trong sạch; giữa cái tầm thường và cái cao cả; giữa cái thiện và cái ác; giữa bóng tối và ánh sáng... Ví dụ 2: Trong tác phẩm " Hai đứa trẻ" của Thạch Lam, giáo viên tập trung hai hình ảnh đối lập : Giữa bóng tối và ánh sáng; giữa hiện thực và ước mơ... Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 15 KINH NGHIỆM NHỎ VỀ DẠY TÁC PHẨM TRUYỆN Ví dụ 3: Khi dạy về bài Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, giáo viên minh họa con sông Đà hung bạo và trữ tình bằng hình ảnh hay một đoạn video clip. Sông Đà hung bạo Sông Đà trữ tình Nguyễn Tuân tô đậm cái hung bạo nên tập trung nhiều yếu tố: sóng, gió, nước, cát, đá, bờ... nhằm thể hiện sức tàn phá của con sông Đà, nó được xem như kẻ thù số một của con người.( Chi tiết này gợi ta nhớ đến tác phẩm Ông già và biển cả của Hemingway). Ví dụ 4: Dạy về bài Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành, giáo viên giới thiệu cho học sinh về sức sống mãnh liệt của cây xà nu và liên hệ tích hợp cho học sinh về con người và cuộc sống của làng Xoman hiện nay. Rừng xà nu trước đây Rừng xà nu bây giờ Giáo viên có thể giảng thêm về cây xà nu đại thụ - cụ Mết – Chiếc cầu nối giữa dân làng và cách mạng. Cụ từng nói: Cách mạng là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn” Giáo Viên: Nguyễn Thu Duyệt Trang 16

{ 1 nhận xét... read them below or add one }

  1. Borgata Hotel Casino & Spa Map & Floor Plans - Mapyro
    Mapyro real-time reviews of Borgata 충주 출장안마 Hotel Casino & 의정부 출장샵 Spa, Atlantic City, based on 2 traveler reviews, with 화성 출장마사지 a rating of 3.5 out of 양주 출장샵 5. Rating: 진주 출장안마 3.5 · ‎1,181 reviews

    Trả lờiXóa

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -