Sáng kiến kinh nghiệm HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT
Sáng kiến kinh nghiệm
2014- 2015
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Điệu sống gấp của Xuân Diệu được biểu hiện qua hệ thống động từ mạnh: ôm, riết, say,
thâu, hôn, cắn… kết hợp việc điệp lại từ “ta muốn” làm cho giọng thơ sôi nổi, hào hứng.
GV giúp HS phân tích kĩ các động từ, các từ chỉ cảm giác mạnh, điệp từ.. trong đoạn thơ
để làm nổi lên nhịp sống của cái “tôi’’ Xuân Diệu trước sự trôi chảy của thời gian và cái
“tôi’’ trong thơ Xuân Diệu là một cái “tôi’’ lớn lao, tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ chứ
không nhỏ bé, an phận như cái “tôi’’ thơ cổ.
Đến đây, GV cần phân tích cho HS thấy sự thay đổi nhịp điệu trong bài thơ theo mạch
cảm xúc của nhà thơ. Nhịp điệu bài thơ sẽ chi phối cách đọc bài thơ. Nếu đọc bài thơ
theo đúng nhịp, HS có thể cảm được cái hay, cái đẹp của bài thơ.
- 4 câu thơ đầu, đọc với giọng nhanh vừa phải, chất giọng khỏe khoắn, nhấn mạnh vào
các từ: muốn, tắt, buộc, đừng(chữ đừng kéo dài hơn một chút tạo cảm giác như muốn níu
giữ), đọc liền mạch và không ngắt nhịp.
- Từ câu 5 đến câu 13, đọc với giọng hào hứng, say mê, tự tin, khẳng định tràn đầy một
niềm lạc quan yêu đời. Nhấn mạnh từ “này đây” để thấy được sự đầy đủ, phong phú bất
tận những vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu đang mời chào, ngắt nhịp 3/5. Riêng hai câu
thơ cuối cần chú ý: câu thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa” bị gãy ra ở giữa
dòng bởi một dấu chấm, vì vậy, vế đầu vẫn đọc hào hứng, còn vế sau hơi hạ giọng tạo ra
trạng thái hụt hẫng
- Từ câu 14 đến câu 29, giọng chậm, buồn, pha chút nuối tiếc. Nhấn mạnh các từ
“Nghĩa là”, “ nhưng”, “tiếc”, “bâng khuâng”, “hờn”- cách ngắt nhịp 3/5.
- Đoạn cuối bài thơ, giọng sôi nổi, nhanh, khỏe, tăng dần theo nhịp điệu và hệ thống
động từ trong đoạn thơ. Chú ý cách ngắt nhịp thơ không đều nhau.
Như vậy, nhịp điệu bài thơ một phần là do hệ thống từ ngữ chi phối. Khi phân tích bài
thơ, GV chú ý phân tích cho HS giá trị của việc sử dụng từ ngữ trong bài: hệ thống những
từ được lặp đi, lặp lại; hệ thống những động từ mạnh; hệ thống những từ chỉ cảm giác; hệ
thống những từ chỉ sức sống của thiên nhiên tươi tốt… tất cả đều được sử dụng rất đặc
biệt và mới mẻ, mà chỉ từ khi Xuân Diệu xuất hiện, chúng ta mới thấy cách diễn đạt như
vậy.
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
2014- 2015
Để có được tiết dạy thành công, người GV phải chuẩn bị cả về mặt phương pháp và
kiến thức. Cụ thể đối với bài thơ Vội vàng, cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi tìm, câu hỏi
nêu vấn đề để HS thảo luận trên lớp, chuẩn bị những kiến thức về thể thơ tự do…Có như
vậy, người GV mới thúc đẩy học sinh nắm bắt vấn đề một cách tự giác, tích cực, chủ
động chiếm lĩnh tác phẩm. Đặc biệt sau tiết học, các em sẽ hiểu về thơ trữ tình được viết
theo thể thơ tự do của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng nói riêng và Thơ mới nói chung,
hiểu được tâm hồn khát khao giao cảm với cuộc đời, say mê và rạo rực với cuộc đời của
nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới. Từ đó bồi dưỡng nhận thức của HS về ý nghĩa
của cuộc sống và biết quý trọng cuộc sống và sống có ý nghĩa hơn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi áp dụng đề tài Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân
Diệu trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT trên một số lớp thuộc khối 11 tại
đơn vị đang giảng dạy, chúng tôi nhận thấy đã có những hiệu quả nhất định.
Về phía GV, khi giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
của HS. Đồng thời, rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình viết theo thể thơ tự
do. GV Chủ động định hướng cho học sinh tiếp cận, khai thác chi tiết, phân tích, cắt
nghĩa rõ ràng, tô đậm được chủ đề của bài thơ và làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn và tư tưởng
mới mẻ, nhân văn của Xuân Diệu. Điều đó, không những giúp HS nắm được kiến thức,
rèn luyện về kỹ năng mà còn giúp HS có những cảm nhận cá nhân về tác phẩm, vì thế dễ
tác động đến cảm xúc văn chương trong tâm hồn mỗi HS, đem đến hiệu quả tốt hơn cho
bài học.
Về phía HS, lớp học rất hào hứng trước vấn đề GV nêu ra, có những câu HS trả lời với
nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện cách tư duy độc lập trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận thể
loại thơ trữ tình hiện đại qua bút pháp nghệ thuật trong bài thơ. Tính tích cực của HS được
phát huy tối đa, HS tự do phát biểu ý kiến trình bày những cảm nhận riêng mang màu sác
cá nhân rõ nét.
Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ Vội vàng- Xuân Diệu theo hướng mà đề tài đã đề
cập, GV tạo cho lớp học một không khí đối thoại, tranh luận, trao đổi trực tiếp những nhận
thức của mình. Từ đó, HS hiểu đúng, hiểu sâu bài thơ khiến giờ học thêm say sưa, hứng
thú…
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
2014- 2015
Kết quả kiểm tra: Chúng tôi đã tổ chức kiểm tra cùng một đề bài, triển khai cùng một
đáp án về bài thơ Vội vàng - Xuân Diệu ở một số lớp khối 11 dưới hình thức tự luận
nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập sau giờ đọc - hiểu khi tiếp cận phương thức khai
thác mới cho bài thơ. Đối chiếu kết quả các lớp trước khi áp dụng đề tài và sau khi áp
dụng, đã có biến chuyển tích cực, kết quả đạt được cụ thể như sau:
Trước khi áp dụng đề tài
Tỉ lệ
Lớp dạy Sĩ số lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
11a1
40
0 (0.0%)
9 (22,5%)
17 (42,5%)
11(27,5%) 3(7,5%)
11a3
41
2 (4,9%)
13 (31,7%)
14 (34,1%)
10(24,4%) 2(4,9%)
11a6
42
3(7,2%)
14 (33,3%)
19 (45,2%)
4(0,5%)
2(4,8%)
11a4
41
4 (9,76%)
19 (46,4%)
11 (26,8%)
6(14,6%)
1(2,44%)
Sau khi áp dụng đề tài
Tỉ lệ
Lớp dạy Sĩ số lớp
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
Kém
bình
11a1
40
3 (7,5%)
15 (37,5%)
20 (50%)
2 (5,0%)
0 (0%)
11a3
41
4 (9,79%)
16 (39,0%)
18 (43,9%)
3 (7,31%)
0 (0%)
11a6
42
7 (16,7%)
19 (45,2%)
13(30,9%)
3 (7,2%)
0 (0%)
11a4
41
8 (19,5%)
21(51,2%)
11(26,8%)
1 (2,5%)
0 (0%)
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Từ những vấn đề cơ bản đã trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm qua việc tìm
hiểu bài thơ Vội vàng- Xuân Diệu ở lớp 11 trường THPT, tôi nhận thấy đây là phương
pháp hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm có hiệu quả vì giúp học sinh hứng thú và phát
huy khả năng sáng tạo, tìm được điểm nhấn trong bài thơ, đặc biệt là thể loại thơ trữ tình
hiện đại được viết theo thể thơ tự do. Từ đó, có thể giúp học sinh hệ thống kiến thức, vận
dụng vào bài kiểm tra, bài thi.. Vì thế, với vai trò định hướng, người giáo viên khi giảng
dạy phải chủ động vận dụng linh hoạt, khéo léo, đổi mới phương pháp giảng dạy để tạo
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
2014- 2015
nên sức hút đối trong bài thơ Vội vàng- Xuân Diệu nói riêng và môn Ngữ văn nói chung
tạo một bước đệm tốt để HS tiếp cận một số bài thơ tự do ở lớp 12 như Tây Tiến - Quang
Dũng, Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, Đàn ghi ta của Lor - ca – Thanh Thảo…
Đề tài Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu trong
chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT là sự đúc kết kinh nghiệm của quá trình giảng
dạy, dự giờ đồng nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, đây là những ý kiến cá nhân nên khi
thực hiện đề tài khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp và trao đổi của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài
được hoàn thiện và áp dụng trong thực tiễn hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn
12, NXB Giáo dục, 2010.
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm
2014- 2015
2. Xuân Diệu, Công việc làm thơ - NXB Văn học, 1984.
3. Phan Cự Đệ, Phong trào thơ mới - NXB Khoa học xã hội, tái bản, H, 1994
4. Lê Quang Hưng, Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước Cách mạng tháng
Tám 1945 - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002
5. Mã Giang Lân, Xuân Diệu, những lời bình - NXB Văn hóa - thông tin, 1999
6. Lưu Khánh Thơ, Xuân Diệu, về tác giả, tác phẩm - NXB Giáo dục, 1998
7. Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam - NXB Văn học, 2003
8. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy - học văn - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,1998
9. Đặng Anh Đào, Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt Nam 1930 - 1945 - Tạp
chí văn học , số 7, 1997
VII. PHỤ LỤC
Thiết kế giáo án thực nghiệm
Tiết 75-76
Đọc Văn
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Trang 15
Sáng kiến kinh nghiệm
2014- 2015
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
A. Mục tiêu cần đạt
- Cảm nhận được lòng ham sống bồng bột, mãnh liệt và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ
mới mẻ của Xuân Diêu;
- Thấy được sự kết hợp hài giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc của bài
thơ cùng những sáng tạo trong hình thức thể hiện.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân
Diệu.
- Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích một bài thơ
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Tiết 1
HĐ1: Trước khi cho HS tìm hiểu phần tiểu
dẫn nên gợi ý, tái hiện cho HS về phong
trào Thơ mới.
- GV hỏi: Phong trào Thơ mới xuất hiện
năm nào? Kể tên một số tác giả và những
bài thơ mà em biết?
- GV giới thiệu thêm về quê hương, gia
đình của Xuân Diệu.
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về
tác giả, tác phẩm, bố cục bài thơ
- GV yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn và khái
quát những nét chính về tác giả, tác phẩm.
- HS tìm hiểu, phát biểu cá nhân.
- GV giới thiệu thêm về phong cách nghệ
thuật thơ XD, vị trí vai trò của bài thơ Vội
vàng đối với thơ XD trước cách mạng và
Thơ mới nói chung.
Nội dung cần đạt
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả: Sgk/21
- Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các
nhà thơ mới – Hoài Thanh.
- Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu, mùa
xuân và tuổi trẻ.
- Sự nghiệp sáng tác phong phú, đa dạng.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích trong tập “Thơ thơ”
(1938).
- Nêu xuất xứ và xác định thể loại của bài - Thể loại: Thơ trữ tình viết theo thể thơ tự
thơ?
do.
Nguyễn Thị Mai Lan - THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Trang 16
- Home>
- Sáng kiến kinh nghiệm HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT