Posted by : amakong2 Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở trường trung học phổ thông 5. Kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử: Hãy cho biết những đặc biệt ấy là gì?. Từ những phân tích về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Thường Kiệt, học sinh càng hiểu sâu sắc hơn về những nhận xét, đánh giá của nhà viết sử Ngô Thì Sĩ ca ngợi về ông: “ Bày trận đường đường, Kéo cờ chính chính. Mười vạn thẳng sâu vào đất khách, Phá quân ba châu như chẻ trúc. Lúc tới còn không ai dám địch, Lúc rút quân còn không ai giám đuổi. Dụng binh như thế, Chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ”? ( Việt sử tiêu án) Ví dụ 2: Khi giảng Bài 19, phần II-Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỷ XIII, giáo viên lựa chọn những sự kiện tiêu biểu thể hiện vai trò của các vị vua nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống xâm lược MôngNguyên. Đặc biệt là nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn cùng với quân và dân Đại Việt đã đoàn kết, cầm vũ khí đứng lên chống giặc giữ nước. Trước sức mạnh của quân Mông-Nguyên, đạo quân xâm lược mạnh và hung bạo nhất thế giới, đã tung hoành khắp các lục địa từ Á sang Âu. Đế quốc Mông -Nguyên ba lần (1258,1285,1288) đem quân xâm lược nước ta. Khi tiến vào nước ta, chúng đã gặp phải sức mạnh kháng chiến của cả một dân tộc bất khuất. Tinh thần và ý chí "Sát Thát" từ Hội nghị Bình Than đến Hội nghị Diên Hồng đã được tăng lên gấp bội trong cuộc chiến tranh giữ nước. Nhân dân cả nước ta đoàn GV thực hiện: Phan Thị Giang 11 Trường THPT Long Phước Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở trường trung học phổ thông kết, với ý chí kiên cường, với truyền thống yêu nước sâu sắc, trên dưới một lòng. Nhân dân Đại Việt đã thực hiện lệnh của triều đình “nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng”. Cuối cùng, chúng phải chịu thất bại trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương....và đau đớn nhất, nặng nề nhất là trận đại bại trên sông Bạch Đằng năm 1288 trong lần xâm lược lần thứ ba. Ở lần thứ ba này ,Trần QuốcTuấn đã biết được kế hoạch lui binh của địch, nên đã sai Phạm Ngũ Lão đưa quân lên Lạng Sơn mai phục sẵn, rồi sai Nguyễn Khoái bí mật cho quân đóng cọc nhọn bịt sắt, làm thành những bãi cọc lớn khắp lòng sông Bạch Ðằng. Trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng Ngày 9 tháng 4 năm 1288, thủy quân Nguyên tiến vào sông Bạch Đằng. Quân Đại Việt đã bắn hằng vạn mũi tên vào quân Nguyên. Khi thủy triều rút xuống cũng là lúc các bãi cọc ngầm phát huy tác dụng. Trần Quốc Tuấn cho quân ra vừa khiêu chiến, vừa giả vờ thua chạy. Giặc đuổi theo, trận địa cọc ngầm im lìm, bỗng nhiên GV thực hiện: Phan Thị Giang 12 Trường THPT Long Phước Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở trường trung học phổ thông xuất hiện như vùng lên cùng người đánh giặc. Bị nước đẩy xuôi, thuyền giặc bị dồn vào bãi cọc. Nhiều thuyền bị tắc nghẽn trước cửa sông, một số thuyền bị cọc đâm thủng. Số thuyền địch bị đắm nhiều vô kể. Đến chiều, đại bộ thủy quân của MôngNguyên bị tiêu diệt. Mãi đến ngày19 tháng 4 năm1288, quân Nguyên mới thoát khỏi biên giới về đến Tư Minh (Quảng Tây, Trung Quốc). Chiến thắng Bạch Đằng đã chôn vùi mộng xâm lược của quân Mông- Nguyên và chiến thắng này mãi mãi ghi sâu vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhân dân ta. Trên cơ sở những nguồn kiến thức trên, giáo viên đặt câu hỏi: “Trong sự nghiệp ba lần chống quân xâm lược Mông-Nguyên ở thế kỷ XIII, Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng như thế nào?” cùng với hệ thống câu hỏi gợi mở: 1/ Vì sao Trần Quốc Tuấn chọn cửa sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến với địch? 2/ Kế hoạch của Trần Quốc Tuấn để dẫn địch vào bãi cọc ngầm là gì? 3/ Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 do Trần Quốc Tuấn chỉ huy cho em liên tưởng đến chiến thắng Bạch Đằng năm nào, do ai chỉ huy? Đánh quân xâm lược nào? 4/ Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên? 5/ Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên? Với những câu hỏi gợi mở này sẽ giúp học sinh hiểu và rút ra được những nguyên nhân thắng lợi, trong đó đặc biệt là sự lãnh đạo tài ba Trần Quốc Tuấn. Tài năng của ông được biểu hiện ở chỗ ông nhận thức rất rõ nhân dân là nguồn sức mạnh giữ nước. Ông chủ trương: "Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” là “thượng GV thực hiện: Phan Thị Giang 13 Trường THPT Long Phước Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở trường trung học phổ thông sách để giữ nước". Trần Quốc Tuấn xem, việc đoàn kết nội bộ là yếu tố quan trọng, ông xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt". Ông rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà". Với những chiến công hiển hách và những cống hiến lớn lao của Trần Quốc Tuấn, đã đưa ông lên hàng anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Việt Nam, xứng đáng là một danh nhân quân sự tầm cỡ thế giới. Nhân dân Việt Nam suy tôn gọi ông là Đức Thánh Trần, được công nhận là một trong mười vị tướng tài của thế giới. Chính vì vậy, “Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.v.v. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”4 Và trong bối cảnh hiện nay, trên thế giới cũng như nhiều nơi trong khu vực vấn đề xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp... thường xuyên xảy ra. Nhất là vấn đề biển Đông trở thành “ điểm nóng” mà cả thế giới rất quan tâm. Mĩ là một cường mạnh nhưng cũng rất quan ngại về sự kiện ngày 26/5, Bộ Giao thông Trung Quốc đã tổ chức lễ động thổ xây 2 ngọn hải đăng đa năng với lập luận rằng hành động này nhằm cải thiện an toàn hàng hải trên Biển Đông.Đặc biệt ở Việt Nam, ngày 1 tháng 5 năm 2014 Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, gây nên sự phẫn nộ rất lớn đối với nhân dân trong nước cũng như kiều bào và nhân dân trên thế giới. Hơn hai tháng đấu tranh, với mong muốn duy trì hòa bình ổn định để cùng nhau phát triển đất nước Việt Nam luôn chủ trương đấu tranh bảo vệ chủ 4 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, tr.171. GV thực hiện: Phan Thị Giang 14 Trường THPT Long Phước Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở trường trung học phổ thông quyền bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam đã nhận được đồng tình, ủng hộ của nhân dân, chính phủ nhiều nước thế giới. Kết quả ngày 16 tháng 7 năm 2014 Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hoạt động của giàn khoan tại khu vực này kết thúc. Giàn khoan HD 981 sẽ được di chuyển về phía nam đảo Hải Nam. Qua đó nhằm bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, giáo dục học sinh hơn bao giờ hết tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước càng phải được phát huy. Đồng thời Việt Nam cũng rút ra bài học quý báu trong việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp đó là: Việt Nam cần vận dụng linh hoạt tất cả các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp. Đấu tranh bằng con đường chính trị, ngoại giao, đấu tranh bằng dư luận...lên án, tố cáo những hành động vi phạm kêu gọi cộng đồng quốc tế. Và nhất là sau sự kiện Việt Nam vinh dự được đón tiếp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon chính thức từ ngày 22 đến 23/5/2015. Chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhằm tăng cường quan hệ và hợp tác nhiều mặt với Liên Hợp Quốc; thúc đẩy các vấn đề hai bên cùng quan tâm; nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn hỗ trợ của Liên Hợp Quốc nhằm triển khai Chương trình Nghị sự Phát triển sau năm 2015, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, các chương trình giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu...Đây là một sự kiện lịch sử rất quan trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc. Việt Nam tin tưởng mối quan hệ Việt Nam-LHQ sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp. Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục là thành viên tích cực, năng động của LHQ, cùng LHQ góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới. Qua đây, giáo dục cho học sinh ý thức đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, tinh thần đổi mới trong lao động, công tác, học tập, niềm tin vào sự GV thực hiện: Phan Thị Giang 15 Trường THPT Long Phước Vận dụng một số phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở trường trung học phổ thông lãnh đạo của Đảng, vào đường lối đổi mới của đất nước. Mặt khác, thông qua bài 19: “Những cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở các thế kỷ X- XV”, học sinh hiểu thêm rằng: Khi nội bộ dân tộc ta chia rẽ, đất nước không thống nhất, sức mạnh dân tộc bị sút giảm thì lúc đó kẻ thù sẽ lợi dụng để xâm lược. Qua đó, giáo dục cho học sinh sức mạnh của truyền thống đoàn kết, giá trị của sự thống nhất đất nước, bởi: “…Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”5 2. Kết hợp nhuần nhuyễn hệ thống phương pháp dạy học lịch sử để giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước. - Trình bày miêng sinh đông, gây xúc cảm lịch sử về các tấm gương anh hùng, các nhà khoa học, các danh nhân văn hoá để giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước. Trình bày miệng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chúng, dạy học lịch sử nói riêng. Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, kết hợp với tường thuật, miêu tả…của giáo viên giúp học sinh hiểu được quá khứ, hiện tại, tương lai, tạo biểu tượng lịch sử chính xác, tìm ra bản chất của sự kiện, rút quy luật và bài học lịch sử. Đây là phương pháp có ưu thế lớn trong việc giáo dục học sinh, vì lời nói xúc cảm, giàu hình ảnh của giáo viên tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của các em, trong đó có giáo dục lòng yêu nước và góp phần phát triển nhân cách tốt của học sinh. Ví dụ: Để dạy mục II.2: “Tình hình văn học” (Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV. Khi đề cập đến những vấn đề về văn học, giáo viên đi sâu phân tích: Vì sao khi 5 Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, tr.171. GV thực hiện: Phan Thị Giang 16 Trường THPT Long Phước

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -