Posted by : amakong2 Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Với sự cố gắng đem lại cho giáo viên tiểu học tại Việt Nam một phương pháp dạy học mới, tích cực nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trên tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Gặp gỡ Việt Nam đã trực tiếp làm việc với các trường đại học, các Sở Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương để tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp BTNB cho giáo viên cốt cán, giảng viên, cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, hiệu phó, chuyên viên phụ trách Tiểu học các phòng Giáo dục và Đào tạo). Ý thức được vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường tiểu học và tầm quan trọng của phương pháp BTNB trong việc hình thành ý thức khoa học, niềm say mê khoa học cho học sinh ngay từ lứa tuổi tiểu học, các giáo viên, cán bộ quản lý sau khi tham dự các lớp tập huấn đã triển khai tập huấn lại cho đồng nghiệp tại đơn vị. Nhờ đó phương pháp BTNB đã được nhân rộng hơn, triển khai được nhiều hơn cho các giáo viên tại các trường tiểu học. Tại một số địa phương, chương trình triển khai áp dụng phương pháp BTNB được triển khai mạnh mẽ từ cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo đến cấp trường, nổi bật như Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng sau đợt tập huấn dành cho giáo viên và chuyên viên các Phòng Giáo dục và Đào tạo năm 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã làm việc với Hội Gặp gỡ Việt Nam để "đặt hàng" thiết kế một chương trình tập huấn ngắn cho cán bộ quản lý bậc tiểu học toàn thành phố (hiệu trưởng, hiệu phó, chuyên viên phụ trách tiểu học các Phòng GD&ĐT trực thuộc) nhằm giúp các cán bộ quản lý hiểu rõ về phương pháp BTNB, tầm quan trọng của nó và tạo điều kiện cho các giáo viên thí điểm áp dụng trong các tiết dạy khoa học ở trường. Thời gian qua phương pháp BTNB được áp dụng và đạt được những kết quả nhất định tại một số trường tiểu học Việt Nam. Trên cơ sở kết quả ấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo nghiên cứu phương pháp BTNB để áp dụng và mở rộng từng bước ở tiểu học và trung học cơ sở, tiến tới triển khai mở rộng rãi trên cả nước. Cùng với các lớp tiểu học thực hiện theo chương trình tiểu học của Việt Nam, các lớp tiểu học song ngữ tiếng Pháp được áp dụng mạnh mẽ và có hiệu quả cao trong dạy học khoa học. Các giáo viên tại các lớp song ngữ này được tập huấn về phương pháp BTNB theo chương trình của VALOFRASE (Valofrase du Francais en Asie du Sud-Est - Chương trình phát triển tiếng Pháp ở Đông Nam Á). Tuy vậy số lượng giáo viên và học sinh được thụ hưởng chương trình này là rất ít so với số lượng trường tiểu học và học sinh tiểu học trên toàn quốc hiện nay. CHƯƠNG 2 LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" 2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB 2.1.1. Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi - nghiên cứu Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu là một phương pháp dạy và học khoa học xuất phát từ sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh, bản chất của nghiên cứu khoa học và sự xác định các kiến thức khoa học cũng như kĩ năng mà học sinh cần nắm vững. Phương pháp dạy học này cũng dựa trên sự tin tưởng rằng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng học sinh thực sự hiểu những gì được học mà không phải đơn giản chỉ là học để nhắc lại nội dung kiến thức và thông tin thu được. Không phải là một quá trình học tập hời hợt với động cơ học tập dựa trên sự hài lòng từ việc khen thưởng, dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu đi sâu với động cơ học tập được xuất phát từ sự hài lòng của học sinh khi đã học và hiểu được một điều gì đó. Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi nghiên cứu không quan tâm đến lượng thông tin được ghi nhớ trong một thời gian ngắn mà ngược lại là những ý tưởng hay khái niệm dẫn đến sự hiểu biết ngày càng sâu hơn cùng với sự lớn lên của học sinh. a) Bản chất của nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB Tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB là một vấn đề cốt lõi, quan trọng. Tiến trình tìm tòi nghiên cứu của học sinh không phải là một đường thẳng đơn giản mà là một quá trình phức tạp. Học sinh tiếp cận vấn đề đặt ra qua tình huống (câu hỏi lớn của bài học); nêu các giả thuyết, các nhận định ban đầu của mình, đề xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu; đối chiếu các nhận định (giả thuyết đặt ra ban đầu); đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm hoặc thử làm lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho vấn đề đặt ra ban đầu. Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức. Con đường tìm ra kiến thức của học sinh cũng đi lại gần giống với quá trình tìm ra kiến thức mới của các nhà khoa học. THẢO LUẬN CHIA SẺ TRANH LUẬN PHẢN HỒI HỢP TÁC GHI CHÉP LẬP KẾ HOẠCH VÀ THIẾT KẾ Câu hỏi/vấn đề là gì? Bạn muốn biết điều gì? Bạn sẽ tìm ra câu trả lời bằng cách nào? PHÁT BIỂU CÂU HỎI MỚI Bạn còn câu hỏi gì? Bạn có câu hỏi gì mới? Bạn có thể tìm ra câu trả lời bằng cách nào? RÚT RA KẾT LUẬN SƠ BỘ Bạn có thể xác nhận điều gì? Bạn có những minh chứng gì? Bạn còn cần biết thêm điều gì? THỰC HIỆN Bạn quan sát cái gì? Bạn có sử dụng đúng công cụ không? Bạn cần phải ghi chép chi tiết thế nào? THIẾT LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Bạn thiết lập dữ liệu như thế nào? Bạn đã nhìn thấy kiểu mẫu gì? Mối liên hệ có thể là gì? Điều đó có ý nghĩa gì? ĐỀ XUẤT Bạn có thể thử làm gì? Bạn đang băng khoăn về điều gì? Bạn đã biết cái gì? Bạn đang quan tâm đến cái gì? THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU RÚT RA KẾT LUẬN CUỐI CÙNG Chúng ta biết được gì từ tất cả quá trình nghiên cứu? Chúng ta có những minh chứng gì cho những ý tưởng của mình? GIAO TIẾP VỚI MỌI NGƯỜI Bạn muốn nói gì với những người khác? Bạn nói với họ như thế nào? Điều gì là quan trọng? SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH TÌM TÒI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC b) Lựa chọn kiến thức khoa học trong phương pháp BTNB Việc xác định kiến thức khoa học phù hợp với học sinh theo độ tuổi là một vấn đề quan trọng đối với giáo viên. Giáo viên phải tự đặt ra các câu hỏi như: Có cần thiết giới thiệu kiến thức này không? Cần thiết giới thiệu kiến thức này vào thời điểm nào? Cần yêu cầu học sinh hiểu kiến thức này ở mức độ nào? Giáo viên có thể tìm câu hỏi này thông qua việc nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hỗ trợ giáo viên (sách giáo viên, sách tham khảo, hướng dẫn thực hiện chương trình) để xác định rõ hàm lượng kiến thức tương đối với trình độ cũng như độ tuổi của học sinh và điều kiện địa phương. c) Cách thức học tập của học sinh Phương pháp BTNB dựa trên thực nghiệm và nghiên cứu cho phép giáo viên hiểu rõ hơn cách thức mà học sinh tiếp thu các kiến thức khoa học. Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của học sinh là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu. Các hoạt động nghiên cứu cũng gợi ý cho học sinh tìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình, qua sự tương tác với các học sinh khác cùng lớp để tìm phương án giải thích các hiện tượng. Các suy nghĩ ban đầu của học sinh rất nhạy cảm ngây thơ, có tính lôgic theo cách suy nghĩ của học sinh, tuy nhiên thường không chính xác về mặt khoa học. d) Quan niệm ban đầu của học sinh Quan niệm ban đầu là những biểu tượng ban đầu, ý kiến ban đầu của học sinh về sự vật, hiện tượng trước khi được tìm hiểu về bản chất sự vật, hiện tượng. Đây là những quan niệm được hình thành trong vốn sống của học sinh, là các ý tưởng giải thích sự vật, hiện tượng theo suy nghĩ của học sinh, còn gọi là các "khái niệm ngây thơ" (naïve conceptions). Thường thì các quan niệm ban đầu này chưa tường minh, thậm chí còn mâu thuẫn với các giải thích khoa học mà học sinh sẽ được học. Biểu tượng ban đầu không phải là kiến thức cũ, kiến thức đã được học mà là quan niệm của học sinh về sự vật, hiện tượng mới (kiến thức mới) trước khi học kiến thức đó. Không chỉ ở học sinh nhỏ tuổi mà ngay cả đối với người lớn cũng có những quan niệm sai, biểu tượng ban đầu cũng có những nét tương đồng mặc dù người lớn có thể đã được học một hoặc vài lần về kiến thức đó. Quan niệm ban đầu vừa là một chướng ngại vừa là động lực trong quá trình hoạt động nhận thức của học sinh. Chẳng hạn, trước khi học, học sinh cho rằng "Không khí không phải là vật chất" vì học sinh suy nghĩ "Cái gì không thấy là không tồn tại". Chính sự trong suốt không nhìn thấy của không khí đã dẫn học sinh đến quan niệm như vậy. Do đó để giúp học sinh tiếp nhận kiến thức mới một cách sâu sắc và chắc chắn, giáo viên cần "phá bỏ" chướng ngại này bằng cách cho học sinh thực hiện các thí nghiệm để chứng minh quan niệm đó là không chính xác. Chướng ngại chỉ bị phá bỏ khi học sinh tự mình làm thí nghiệm, tự rút ra kết luận, đối chiếu với quan niệm ban đầu để tự đánh giá quan niệm của mình đúng hay sai. Tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ quan niệm ban đầu là một đặc trưng quan trọng của phương pháp dạy học BTNB. Trong phương pháp BTNB, học sinh được khuyến khích trình bày quan niệm ban đầu, thông qua đó giáo viên có thể giúp học sinh đề xuất các câu hỏi và các thí nghiệm để chứng minh. Quan niệm ban đầu của học sinh là rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên nếu để ý, giáo viên có thể nhận thấy trong các quan niệm ban đầu đa dạng đó có những nét tương đồng. Chính từ những nét tương đồng này giáo viên có thể giúp học sinh nhóm lại các ý tưởng ban đầu để từ đó đề xuất các câu hỏi. Quan niệm ban đầu của học sinh thay đổi tùy theo độ tuổi và nhận thức của học sinh. Do vậy việc hiểu tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh luôn là một thuận lợi lớn cho giáo viên khi tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB. Bảng so sánh sau cho thấy vai trò của quan niệm ban đầu đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MỘT SỰ NHẬN THỨC MỘT SỰ CHUẨN ĐOÁN - Về sự tồn tại quan niệm "sai", - Về kiến thức của học sinh mà giáo hoặc không thích hợp; viên cần quan tâm. - Về việc những học sinh khác - Tính đến những chướng ngại ẩn không có cùng quan niệm như ngầm và những khả năng hiểu biết của mình. người học. - Nhận thức được con đường còn phải trải qua giữa các quan niệm của người học với mục đích của giáo viên. - Sự chậm chạp của quá trình học tập và con đường quanh co mà việc học tập này phải trải qua. XỬ LÍ ĐIỂM XUẤT PHÁT, NỀN TẢNG MÀ TRÊN ĐÓ KIẾN THỨC SẼ - Xác định một cách thực tế về trình ĐƯỢC THIẾT LẬP độ bắt buộc phải đạt được. - Cần thiết xây dựng một vốn tri - Lựa chọn những tình huống sư phạm, thức khoa học, bắt buộc phải làm các kiểu can thiệp và những công cụ cho kiến thức đó phát triển. sư phạm thích đáng nhất. VÀ LÀ MỘT PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH GIÁ QUAN NIỆM = SỰ CHỈ DẪN = PHƯƠNG TIỆN THÚC ĐẨY (ĐỂ ĐẠT MỤC ĐÍCH) 2.1.2. Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ sở tìm tòi - nghiên cứu

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -