Posted by : amakong2 Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

GV: ĐỖ THỊ THÚY Cô hỏi: Con đo như thế nào? Chiều dài của cái bảng bằng mấy lần chiều dài của viên gạch? Chiều dài bảng của con như thế nào với chiều dài bảng của cô? ( Trẻ trả lời theo kinh nghiệm, kết quả đo của trẻ) 3. Hoạt động 3: Luyện tập củng cố. - Trẻ đọc thơ đi vòng tròn cất đồ dùng và cùng cô lại góc học tập, góc nghệ thuật mỗi bạn lấy bút màu đo 1 dụng cụ ở trong góc và nói kết quả đo. 2 bạn nói kết quả đo và so sánh chiều dài của 2 dụng cụ với nhau. - Nhận xét tiết học tuyên dương trẻ. *Kết thúc. 11 GV: ĐỖ THỊ THÚY Thứ 5 ngày 08 tháng 1 năm 2015 Hoạt động văn học: Câu chuyện: CHUYỆN TRONG VƯỜN. I. Mục tiêu : - Nhớ tên câu chuyện, tên nhân vật và hiểu câu chuyện:“Chuyện trong vườn”. - Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ , nói được lời thoại của nhân vật, kể lại câu chuyện có sự giúp đỡ của cô. - Chú ý lắng nghe cô kể chuyện. Thích kể câu chuyện cùng cô. II. Chuẩn bị : 1. Cô: Hình ảnh câu chuyện: “ Chuyện trong vuờn” trên máy tính. Rối que nhân vật: Cây táo, cây hoa giấy , 2 ông cháu cắt bằng giấy. 2. Trẻ. III. Tiến trình hoạt động: *Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu bài . - Cô giả giọng: “Hoa giấy ơi! Bạn cho sắc hoa và bóng mát, tôi dâng trái ngon”. + Đố con biết đó là câu nói của ai? Trong câu chuyện gì? - Cô giới thiệu chuyện " Chuyện trong vườn" . *Hoạt động 2: Cô kể chuyện cho trẻ nghe. - Cô kể Truyện: + Lần 1: Cô kể thể hiện diễn cảm, giọng điệu các nhân vật sử dụng rối. - Cô hỏi : + Cô vừa kể câu chuỵện có tên là gì? + Trong câu chuỵên có những nhân vật nào? - Để hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện các con hãy lắng nghe câu chuyện này một lần nữa nhé. + Lần 2: Cô kể chuyện kết hợp hình ảnh trên máy tính. * Đàm thoại tìm hiểu nội dung câu chuyện: + Trong khu vườn có những cây gì sống? + Cây hoa giấy và cây táo như thế nào? + Cây hoa giấy nói với cây táo điều gì? + Giọng của cây hoa giấy ra sao? ( Cho trẻ tập kể giọng cây hoa giấy) + Mùa xuân tới thì cây hoa giấy và cây táo như thế nào? + Giọng của hoa giấy lại nói với cây táo như thế nào? ( Cho trẻ tập kể giọng hoa giấy) + Cây táo đã làm gì? + Đến mùa thu thì sao? + Có những ai đã ra ngoài vườn? 12 GV: ĐỖ THỊ THÚY + 2 ông cháu đã làm gì? + Cây hoa giấy lúc này như thế nào? + Cây táo đã nói gì lại với cây hoa giấy? + Sau cùng thì cây hoa giấy đã như thế nào? + Qua câu chuyện giúp các con hiểu được điều gì? * Hoạt động 3: Hướng dẫn trẻ kể chuyện. . - Cô hướng dẫn trẻ kể truyện cùng cô 2 lần. - Cá nhân kể chuyện diễn cảm.( Cô giúp bé kể chuyện cùng cô). ( Cô chú ý sửa sai, động viên cho trẻ kể chuyện). - Cho trẻ đi vòng tròn ngửi hoa. * Kết thúc. 13 GV: ĐỖ THỊ THÚY Thứ 6 ngày 06 tháng 2 năm 2015 Hoạt động tạo hình: VẼ HÀNG CÂY. ( Trang 15 vỡ tạo hình) I.Mục tiêu : - Biết vẽ và tô màu hàng cây. - Rèn kỹ năng vẽ nét cong, nét thẳng, nét xiên, tô màu: Biết phối hợp vẽ các nét, kĩ năng tô trùng khít, đều màu, không lem ra ngoài. Sử dụng từ ngữ để nói được tên đề tài, cách tô màu tranh, + Biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. - Hứng thú khi tham gia vẽ hàng cây và cố gắng hoàn thành sản phẩm đẹp, sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1. Cô: Nhạc bài hát “ Em yêu cây xanh”. 2-3 tranh vẽ một số cây để ở góc nghệ thuật, giá treo sản phẩm, một số bài hát theo chủ đề. 2. Trẻ: Bút màu, vở tạo hình . III. Tiến trình hoạt động: * Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu bài: - Vận động theo nhạc bài hát: “ Em yêu cây xanh” - Trong bài hát nhắc đến gì? - Em bé trong bài hát rất thích làm gì? - Giới thiệu vào bài: “Vẽ hàng cây” . * Hoạt động 2: Dạy trẻ vẽ hàng cây. - Quan sát, nhận xét một số tranh vẽ một số cây. + Cho trẻ đi vòng tròn cùng cô lại góc nghệ thuật quan sát một số tranh vẽ một số cây. ☻ Lần lượt đàm thoại nội dung từng tranh. + Tranh vẽ gì đây? Trong tranh có mấy cây? + Các cây trong tranh được vẽ và xắp xếp như thế nào?( 4 cây, vẽ thẳng hàng nhau ). + Con có nhận xét gì về những bức tranh này?( Nét vẽ, màu sắc...) + Để vẽ được hàng cây thì dùng những kĩ năng nào để vẽ ? ● Cô chốt: Để vẽ được hàng cây cây như thế này thì cần dùng những kĩ năng: Vẽ nét thẳng, nét ngang, nét xiên, nét cong và kỹ năng tô màu. - Hỏi một số ý tưởng vẽ cây của trẻ. ( 3- 4 trẻ). - Cho trẻ thực hiện: - Nhắc nhở tư thế ngồi cho trẻ, hỗ trợ trẻ yếu thực hiện, gợi ý cho trẻ sáng tạo - Cô bao quát quan sát hướng trẻ phối màu để tô bức tranh đẹp. * Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm - Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm lên giá rồi cùng trẻ nhận xét: + Tranh con vẽ như thế nào? Con vẽ cây gì? Con vẽ bao nhiêu cây? 14 GV: ĐỖ THỊ THÚY + Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao con thích bức tranh đó? Bạn vẽ bao nhiêu cây? + Tranh bạn vẽ và tô màu như thế nào - Cô nhận xét chung sản phẩm của trẻ: tuyên dương, động viên khuyến khích trẻ. * Kết thúc. 15

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -