Posted by : amakong2 Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

trị (khóa VIII) về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học” đã yêu cầu cần: “Tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, nhất là ở cơ sở hiện còn ít hoặc chưa có đảng viên”. Như vậy, có thể nói, công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của Đảng. Trong trường học, với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển toàn diện học sinh, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước vừa “hồng”, vừa “chuyên” thì công tác phát triển đảng trong học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác phát triển Đảng trong học sinh ở nhiều trường THPT còn hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều: chi bộ trường chưa quan tâm đúng mức, tâm lý học sinh không thích vào Đảng, nhưng chủ yếu do công tác tạo nguồn chưa tốt…. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm qua, Chi bộ trường THPT Trần Phú luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên mới trong đối tượng học sinh. Từ thực tiễn về công tác này, với vai trò, trách nhiệm của mình là Bí thư chi bộ và Hiệu trưởng nhà trường, tôi xin đề xuất một vài kinh nghiệm về công tác phát triển đảng viên trong học sinh với đề tài: “Một số biện pháp tạo nguồn phát triển Đảng viên trong học sinh ở trường THPT Trần Phú”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đảng của dân tộc Việt Nam. Đảng gồm những người giác ngộ tiên tiến, gương mẫu, dũng cảm và hy sinh nhất trong giai cấp công nhân, trong nông dân lao động, trí thức cách mạng và các tầng lớp nhân dân lao động khác, tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng mà phấn đấu. Vì thế, Đảng ta đã xác định, mỗi đảng viên là tế bào của Đảng và khẳng định chất lượng đảng viên là yếu tố quan trọng nhất, giữ vị trí quyết định tạo thành chất lượng đội ngũ đảng viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhắc nhở: “Đảng không phải chỉ cần số cho nhiều, tuy nhiều là tốt, nhưng phải có cái chất của người đảng viên”. Có đảng viên nhiều và chất lượng, cơ sở đảng sẽ trong sạch vững mạnh. Khi đó, mỗi cơ sở đảng - vốn là tổ chức lãnh đạo cao nhất trong một cơ quan - sẽ phát huy vai trò của mình, hoạch định những chủ trương, đường lối đúng đắn, đưa đơn vị đi lên. 2 Trong trường học, khi chi bộ đảng lớn mạnh, khi mỗi đảng viên trong chi bộ phát huy được tính tiên phong, gương mẫu trong các lĩnh vực công tác của mình thì sẽ có ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy được nhiều hoạt động khác của đơn vị. Đặc biệt, lực lượng đảng viên mới trong học sinh sẽ là nòng cốt trong các phong trào thi đua ở các chi đoàn lớp. Đảng viên là học sinh sẽ là tấm gương cho các đoàn viên thanh niên phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Vì vậy, trong công tác xây dựng đảng, phát triển đảng viên mới, trong đó có đảng viên được phát triển từ học sinh, luôn là nhiệm vụ quan trọng ở mỗi chi bộ đảng trường học. Tuy nhiên, ở nhiều chi bộ đảng trường THPT, việc phát triển đảng trong đối tượng học sinh vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Dù vậy, các chi bộ đảng vẫn chưa tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho vần đề này. 2. Cơ sở thực tiễn Trường THPT Trần Phú là một trong hai trường trung học phổ thông công lập của thị xã Long Khánh nhưng có nhiều nét đặc thù. Trường đóng chân trên địa bàn xã Suối Tre, thị xã Long Khánh, Đồng Nai – sát bên QL 1A và cách trung tâm thị xã Long Khánh 3 km – vị trí địa lí đẹp nhưng có nhiều bất lợi cho công tác tuyển sinh. Đối tượng tuyển sinh của trường rộng (cả tỉnh Đồng Nai) nhưng chất lượng đầu vào không cao. Đội ngũ giáo viên, công nhân viên của nhà trường hàng năm được bổ sung, trẻ hoá. Giáo viên trẻ đều đạt chuẩn về trình độ nhưng thiếu kinh nghiệm trong công tác, giảng dạy. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường và là mối quan tâm hàng đầu của người làm công tác quản lý. Chính vì vậy, những năm qua, chi bộ - Ban Giám hiệu luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm, mang tính sống còn của nhà trường là nâng cao chất lượng dạy và học. Một mặt, phải nâng dần chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm; mặt khác, chú ý xây dựng đội ngũ không chỉ có tay nghề giỏi mà còn có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định trước khó khăn, thử thách; không chỉ biết dạy mà còn phải biết “dỗ” học trò, động viên các em học tập, tu dưỡng; không chỉ dạy chữ, mà còn dạy làm người, quan tâm giáo dục toàn diện học sinh… Đặc biệt, thấy rõ tầm quan trọng của công tác phát triển đảng trong đối tượng học sinh, trong những năm qua, chi bộ nhà trường rất quan tâm đến công tác phát triển đảng viên trong học sinh. Năm học 2014-2015, chi bộ đã thành lập được lớp cảm tình đảng gồm 11 học sinh. Đó là những đoàn viên ưu tú được chọn cử từ các chi đoàn lớp 12. Cái gì cũng phải từ gốc, rễ. Số đoàn viên học sinh ưu tú này sẽ là nguồn phát triển đảng của chi bộ trong năm học 2014-2015. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Xây dựng nghị quyết của chi bô Nghị quyết là văn kiện chính trị trọng yếu của các cấp bộ đảng từ cơ sở đến Trung ương. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: đánh giá tình hình, kết quả công tác lãnh đạo của chi uỷ, chi bộ trong nhiệm kỳ, quý hoặc tháng trước; đánh giá 3 tình hình, xác định phương hướng, nhiệm vụ lãnh đạo cho nhiệm kỳ, quý hoặc tháng tiếp theo; phân công nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện công tác lãnh đạo. Chính vì vậy, công tác xây dựng nghị quyết luôn là khâu trọng tâm, là một nội dung quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ các cấp. Chất lượng nghị quyết lãnh đạo liên quan mật thiết đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, quyết định đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trên tất cả các mặt công tác. Ở trường chi bộ trường THPT Trần Phú, trong mỗi cuộc họp chi bộ, trong phần xây dựng đảng, bao giờ cấp ủy đảng cũng chú ý triển khai công tác phát triển đảng viên mới. Sau khi rà soát đối tượng đảm bảo các tiêu chí, cấp ủy phân công đảng viên phụ trách công tác phát triển đảng lập danh sách cảm tình đảng và trình trong cuộc họp chi bộ để lấy biểu quyết. Trong những năm qua, nghị quyết về phát triển đảng, trong đó có nghị quyết về phát triển đảng viên trong học sinh luôn được chi bộ nhà trường quan tâm xây dựng. Khi đã có nghị quyết, mọi tổ chức, cá nhân sẽ có cơ sở để tổ chức thực hiện. Quá trình thực hiện luôn có sự soi chiếu từ nghị quyết để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Thực tiễn sẽ cũng luôn được tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện nghị quyết. 2. Giải pháp 2: Xây dựng bô tiêu chi Bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên hai tiêu chí cơ bản sau: 2.1. Quá trình và kết quả học tập Nhiệm vụ chính của học sinh ở trường là học tập. Vì vậy, đối tượng học sinh được chọn đưa vào nguồn phát triển Đảng phải là những học sinh có quá trình học tập tốt, xếp loại học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt. Đó phải thực sự là nhân tố tích cực trong phong trào học tập ở lớp, được các giáo viên bộ môn đánh giá cao, được bạn bè tin yêu. 2.2. Việc tham gia hoạt động phong trào Bên cạnh nhiệm vụ học tập, học sinh còn phải tích cực tham gia các hoạt động phong trào của lớp, của trường. Nhiệt tình, năng nổ là phẩm chất cần có ở những học sinh này. Như vậy, kênh thu thập thông tin về đối tượng học sinh dự kiến đưa vào nguồn phá triển đảng gồm: + Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm trong hồ sơ học bạ của học sinh + Đánh giá, nhận xét của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp + Đánh giá, nhận xét của BCH Đoàn thanh niên 3. Giải pháp 3: Làm tốt công tác theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng Khi đã có nguồn, cần phải chú ý theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng. Công tác này tập trung vào một số khâu then chốt sau: 3.1. Phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng 4 Theo quy định, mỗi quần chúng sẽ được 02 đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng. Đối với quần chúng là học sinh, cấp ủy phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng là giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc giáo viên có dạy bộ môn ở lớp có quần chúng đang được theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng phát triển đảng và thêm một cán bộ Đoàn phụ trách công tác này. Hàng tháng, trong cuộc họp chi bộ, các đảng viên được phân công phải báo cáo trước người phụ trách công tác phát triển đảng tiến trình thực hiện có vướng mắc, khó khăn gì không để có biện pháp kịp thời can thiệp. 3.2. Công tác theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng gắn với công tác học tập, hoạt động Nếu đối với giáo viên, người được phân công theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng thường xuyên nhắc nhở việc thực hiện quy chế chuyên môn, các quy định của nhà trường… hướng dẫn giáo viên trong xếp loại, đánh giá học sinh, công tác ra đề, kiểm tra, vào điểm, ghi học bạ, ghi sổ đầu bài, công tác hồ sơ sổ sách chuyên môn, chủ nhiệm…thì đối với học sinh, người được phân công theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng cần tham mưu cho giáo viên chủ nhiệm để cơ cấu học sinh vào ban cán sự lớp, giao cho một số nhiệm vụ trong công tác Đoàn. Bên cạnh đó, quá trình học tập, rèn luyện của học sinh ở lớp cũng phải được theo dõi sát sao. Lứa tuổi cuối cấp học có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý, vì vậy người theo dõi giúp đỡ cũng phải quan tâm để định hướng, giúp cho học sinh kiên định và phấn đấu. 4. Giải pháp 4: Quan tâm công tác hoàn chỉnh hồ sơ học lớp trung kiên và kết nạp đảng 4.1. Hồ sơ lí lịch học lớp trung kiên Hồ sơ lí lịch là một khâu quan trọng trong quá trình xét kết nạp đảng viên. Tất cả các khâu chuẩn bị đã tốt nhưng hồ sơ lí lịch còn vướng mắc thì vẫn chưa thể xét kết nạp được. Người phụ trách phát triển đảng của chi bộ cần hướng dẫn chi tiết để học sinh là những đoàn viên ưu tú được chọn dự học lớp trung kiên, viết lí lịch tự khai đầy đủ theo yêu cầu. Phần này phải có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh. 4.2. Hồ sơ lí lịch kết nạp đảng Sau khi được Thị ủy chấp thuận, có danh sách các học sinh dự học và học đạt kết quả thì chi bộ tiếp tục phân công 01 đảng viên chính thức giúp đỡ và xác minh lí lịch. Kinh nghiệm cho thấy, cần hướng dẫn kĩ học sinh khai lí lịch kết nạp đảng đầy đủ, rõ ràng, tránh viết đi viết lại nhiều lần làm học sinh nản lòng. Liên hệ thường xuyên với Ban tổ chức Thị ủy để bổ sung kịp thời những thiếu sót cần phải làm rõ thêm trong lí lịch kết nạp đảng. 5. Giải pháp 5: Coi trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên 5.1. Công tác chuẩn bị 5 Để tổ chức lễ kết nạp đảng viên, công tác chuẩn bị phải kĩ càng, bao gồm việc chọn ngày, chọn địa điểm, trang trí, … Ở chi bộ trường THPT Trần Phú, ngày chọn để làm lễ kết nạp đảng viên mới thường lồng ghép vào ngày sinh hoạt chi bộ định kỳ vào đầu tháng. Có thể tổ chức lễ kết nạp cho đảng viên mới trước, thời gian còn lại sẽ sinh hoạt chi bộ định kỳ. Địa điểm kết nạp là phòng truyền thống nhà trường. Phòng truyền thống trường THPT Trần Phú có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Đảng Trần Phú, có cờ Đảng, cờ Tổ quốc và được trang hoàng vừa ấm cúng, vừa trang nghiêm. Trang trí buổi lễ kết nạp đúng quy định của Điều lệ Đảng. Bảng Lễ kết nạp đảng viên mới được treo trong phòng truyền thống ở vị trí thích hợp xuyên suốt cả năm học. Dưới chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và di ảnh đồng chí Trần Phú có hoa tươi. 5.2. Lễ kết nạp Lễ kết nạp được thực hiện đúng quy định của Điều lệ Đảng, tuần tự các bước: chào cờ, Quốc ca, Quốc tế ca, người được kết nạp đọc đơn xin vào Đảng, tuyên thệ, Bí thư chi bộ đọc Quyết định, trao Quyết định và giao nhiệm vụ cho đảng viên mới, đảng viên được giao nhiệm vụ giúp đỡ, bồi dưỡng đảng viên mới nhận nhiệm vụ tiếp tục giúp đỡ đảng viên mới trở thành đảng viên chính thức… Lễ kết nạp đảng viên mới phải được diễn ra trong không khí trang trọng, thiêng liêng. Trang trí và thực hiện đúng tuần tự các bước theo quy định chưa hẳn đã tạo được sự trang trọng, thiêng liêng. Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ đúng những quy định về trang trí, các bước tổ chức kết nạp, người đứng đầu chi bộ cần phải chú ý thêm một số điểm sau đây: - Tổ chức hát Quốc ca và Quốc tế ca hùng hồn, long trọng. - Yêu cầu toàn thể đảng viên phải có mặt đông đủ, trang phục chỉnh tề. - Yêu cầu người được kết nạp phải học thuộc lời tuyên thệ (chính là bốn nhiệm vụ của người đảng viên) trước khi được tổ chức kết nạp. Sự ngắc ngứ do “không thuộc bài” của người được kết nạp sẽ gây cười cho mọi người và do vậy, làm mất đi không khí trang nghiêm, thiêng liêng của buổi lễ. - Người được kết nạp, sau khi tuyên thệ và nhận quyết định kết nạp đảng, có thể tới trước bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng bí thư Trần Phú để dâng hương. Đây là hành động thể hiện rõ quyết tâm phấn đấu của đảng viên mới và làm cho không khí buổi lễ trở nên thiêng liêng hơn, tạo dấu ấn sâu sắc cho người được kết nạp và cả chi bộ. - Sau khi kết nạp đảng viên cho học sinh, cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin của trường như: thông báo trước cờ, công khai trên trang web của trường… để qua đó giáo dục lý tưởng sống cao đẹp cho các lớp học sinh kế tiếp. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 6

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -