Trường: MN Lê Thị Hồng Gấm
Lớp: Chồi
- Dạy trẻ cách đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
2. Kỹ năng:
- Phối hợp giữa chân và đầu đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát.
- Dùng sức mạnh, khéo léo của đôi bàn tay để đập và bắt bóng bằng 2 tay.
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tập luyện.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ tập.
II. Chuẩn bị
1. Cho cô:
- Sân tập sạch, phẳng.
- Băng ghế thể dục.
- Vạch xuất phát
- 10 - 15 túi cát
2. Cho trẻ:
- Quần áo trang phục gọn gàng.
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ làm đoàn tàu khởi động các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót, chạy
chậm, chạy nhanh theo nhạc.
2. Hoạt động 2: Trọng động
a) BTPTC: + Động tác 1: Hô hấp: Thổi bóng ( 2 lần 8 nhịp).
+ Động tác 2: Tay: 1 tay cầm gậy, 1 tay chống hông, giơ gậy sang hai bên ( 2
lần 8 nhịp).
+ Động tác 3: Chân: 2 tay cầm gậy giơ song song trước ngực đồng thời chân
trái giơ về phía trước, sau đó đổi bên chân theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
+ Động tác 4: Bụng: Hai tay cầm gậy đưa lên cao rồi cúi gập người đầu gối
thẳng ( 2 lần 8 nhịp).
+ Động tác 5: Bật: 2 tay cầm gậy, bật về phía trước ( 2 lần 8 nhịp).
b)VĐCB: * Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát:
- Chuyển đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
- Cô làm mẫu lần 1 + không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích ( Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” cô cầm túi cát
để lên đầu, đứng dưới vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh: “Bắt đầu” cô bước
từng chân lên băng ghế, mắt nhìn về phía trước đầu giữ thẳng, đi hết băng
ghế từ từ để túi cát vào rổ sau đó về cuối hàng, bạn tiếp theo lên).
- Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu và cho nhận xét, sửa sai cho trẻ.
- Cho lần lượt từng trẻ thực hiện vận động 2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua (Trẻ thực hiện 2-3 lần)
- Cho một số trẻ lên thực hiện.
* Cô cho trẻ ôn thực hiện vận động cơ bản cũ: “ Đập và bắt bóng bằng 2 tay
”
- Cô cho 1 - 2 trẻ lên thực hiện lại vận động
Cho trẻ nhận xét xem bạn thực hiện đúng hay chưa?
GV: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
11 Chủ
điểm: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ
Trường: MN Lê Thị Hồng Gấm
Lớp: Chồi
- Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện lại vận động.
c) Trò chơi: “ Chuyền bóng qua chân ”
- Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội đứng thành 2 hàng dọc chân bước rộng
bằng vai. Bạn đầu hàng cầm bóng, khi nghe hiệu lệnh:
“ bắt đầu ” bạn đầu hàng chuyền bóng qua chân, bạn tiếp theo đỡ bóng bằng
hai tay tiếp tục chuyền đến bạn cuối hàng. Đội nào chuyền bóng nhanh hơn
đội đó sẽ chiến thắng.
Cô nhận xét, khen và động viên trẻ.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cô và trẻ hát bài hát: “ Em yêu thủ đô ” nhẹ nhàng
ra ngoài.2.
- Cho trẻ đi vòng tròn các kiểu đi: Đi bình thường, gót chân, mũi chân, cạnh
bàn chân.
- Chạy chậm, chạy nhanh.
- Chuyển đội hình 4 hàng ngang giản cách điều nhau tập bài tập phát triển
chung.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: …………………………………………………………………...
……………………………………………………………………....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
…………………………………………………………………………………
3. Thái độ và hành vi…………………………..................................................
…………………………………………………………………………………
4. Lưu ý và đề xuất: ……………………………...............................................
………………………………………………
Thứ 3, ngày 21 tháng 04 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPXH: “GIỚI THIỆU VỀ CẢNH ĐẸP HÀ NỘI”
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của cả nước, là nơi trẻ sinh ra và lớn lên.
- Trẻ biết Hà Nội có một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và văn hóa.
2. Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý Hà Nội, bảo vệ và giữ vệ sinh nơi công cộng, giữ
gìn Hà Nội luôn xanh, sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị
1. Cho cô:
- Hình ảnh về Hồ Gươm, Cột Cờ, Chùa Một cột, Lăng Bác.
- Lá cờ đỏ sao vàng.
GV: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
12 Chủ
điểm: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ
Trường: MN Lê Thị Hồng Gấm
Lớp: Chồi
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 tranh vẽ hoặc sưu tầm về Hồ Gươm, Lăng Bác, Cột Cờ.
- Giấy màu, hình ngôi sao, hồ dán, nửa tờ giấy A4, khăn lau tay.
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Ổn định - trò chuyện
- Cô và trẻ hát bài: “ Em yêu thủ đô ” ( Nhạc sĩ: Bảo Trọng).
2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại
Cô cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ ngồi.
- Các con có tranh gì? ( Cô cho 3 - 4 trẻ kể về nội dung bức tranh ).
a) Trò chuyện về Hồ Gươm:
- Cô giơ tranh Hồ Gươm, hỏi trẻ:
+ Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, ai kể về Hồ Gươm cho cô và
các bạn nghe?
Cô chốt lại: Hồ Gươm có Tháp Rùa, có cầu Thê Húc cong cong vắt qua
đền Ngọc Sơn. Hồ Gươm nước xanh trong, ven hồ hàng liễu rủ, có cây lộc
vừng rất đẹp. Đền Ngọc Sơn có cụ rùa già nằm trong tủ kính.
- Câu chuyện nào kể về Hồ Gươm mà con biết? ( Truyện sự tích Hồ Gươm ).
- Ngoài Hồ Gươm các con còn biết Hà Nội có những hồ nào kể cho cô và các
bạn cùng nghe?
b) Trò chuyện về Lăng Bác:
- Cô cho trẻ nghe bài hát: Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác ( nhạc và lời:
Hoàng Long - Hoàng Lân, phỏng thơ: Phong Thu ).
-Ai đã đi thăm Lăng Bác?
- Các con hãy kể lại cho cô nghe các con nhìn thấy gì trong Lăng Bác Hồ?
Cô chốt lại: Bác Hồ của chúng ta không còn nữa. Lăng Bác là nơi yên nghỉ
của Bác. Mọi người khắp nơi hay đến thăm viếng Bác.
c) Trò chuyện về Cột Cờ:
- Cô đưa lá cờ đỏ sao vàng ra hỏi trẻ:
+ Đây là gì? ( Lá cờ đỏ sao vàng )
+ Lá cờ màu gì? ( màu đỏ )
+ Ở giữa có gì? ( Có ngôi sao màu vàng ). Đây chính là Quốc kỳ của nước
Việt Nam.
d) Trò chơi: “ Thi nói nhanh, nói đúng”
Cô chỉ vào tranh nào, trẻ nói tên và nội dung tranh đó.
e) Mở rộng: Tất cả những nơi như: Hồ Gươm, Cột Cờ Hà Nội, Lăng Bác đều
là những nơi nổi tiếng của Hà Nội.
- Ngoài ra Hà Nội còn có những cảnh đẹp nổi tiếng nào nữa? ( Trẻ kể những
nơi trẻ biết, cô kết hợp tranh ).
- Hà Nội còn có nhiều công viên như: Công viên nước Hồ Tây, công viên cây
xanh…
- Hà Nội là thủ đô của cả nước. Hà Nội có nhiều cây xanh nên còn gọi là
GV: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
13 Chủ
điểm: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ
Trường: MN Lê Thị Hồng Gấm
Lớp: Chồi
thành phố vì hòa bình.
3. Hoạt động 3: Kết thúc: Cô cho trẻ về góc dán lá cờ đỏ sao vàng.
- Cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với” và về ngồi theo hình chữ u
- Các con nhìn xem trên bàn cô có gì?
- Ai có nhận xét gì về các cốc nước ( Màu sắc,hình dạng và mùi vị) ?
- Chúng ta đựng nước vào cốc có màu sắc,hình dáng khác nhau thì nước vẫn
trong suốt,không màu,không mùi và không vị.
- Cô lắc cốc nước đá và hỏi trẻ:
+ Các con đoán xem trong cốc có gì?
+ Cô cho trẻ sờ tay vào cốc nước đá. Con thấy thế nào?
+ Các con có biết vì sao lại lạnh vậy không?
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: …………………………………………………………………...
……………………………………………………………………....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
…………………………………………………………………………………
3. Thái độ và hành vi…………………………..................................................
…………………………………………………………………………………
4. Lưu ý và đề xuất: ……………………………...............................................
………………………………………………
Thứ 4, ngày 22 tháng 4 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LQVT: “ÔN TẬP NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT CÁC HÌNH PHẲNG”
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được hình vuông, hình tam giác, chữ nhật qua
đường bao hình và các đoạn xốp khác nhau để tạo hình.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân biệt và so sánh các đối tượng.
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các hình về số cạnh của mỗi
hình.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Cho cô:
- 12 đoạn cắt bằng xốp: 6 đoạn xốp dài bằng nhau, 2 đoạn xốp dài nhất và
bằng nhau, 4 đoạn xốp ngắn hơn và bằng nhau.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ có 3 hình phẳng: hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật.
- Mỗi trẻ có 12 đoạn xốp giống cô nhưng kích thước nhỏ hơn.
- Các mô hình nhà
- Mỗi trẻ 1 bức tranh vẽ ngôi nhà và ô tô bằng hình chữ nhật, hình vuông,
GV: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
14 Chủ
điểm: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ
Trường: MN Lê Thị Hồng Gấm
Lớp: Chồi
hình tam giác.
III. Cách tiến hành
1. Hoạt động 1: ổn định - trò chuyện
- Cô cho trẻ xem mô hình ngôi nhà và ô tô để tìm những hình đã học ( hình
vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn...).
2. Hoạt động 2: Trọng tâm
a) Ôn tập nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác:
Cô cho trẻ lấy rổ, hỏi trẻ:
- Trong rổ có gì?
- Cô yêu cầu trẻ chọn và giơ lên nói: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam
giác.
- Các con hãy tìm xung quanh lớp những đồ dùng, đồ chơi được xếp bằng
hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Ô tô được xếp bằng những hình gì? ( Ô tô được xếp bằng hình vuông, hình
chữ nhật ).
- Cánh buồm được xếp từ hình gì? ( Cánh buồm được xếp bằng hình tam giác
).
- Cái khung ảnh này hình gì? ( Hình vuông )
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Chọn đúng theo yêu cầu ”
Cô yêu cầu trẻ tìm hình nào thì trẻ nhắm mắt, sờ tìm và giơ hình đó lên. Ví
dụ: + Hãy tìm hình tam giác…
b) Phân biệt hình theo số lượng cạnh của hình qua việc xếp hình.
- Cô xếp lên bảng, trẻ xếp lên bảng của mình theo cô.
+ Hình chữ nhật xếp bằng mấy đoạn xốp? ( Hình chữ nhật xếp bằng 4 đoạn
xốp )
+ Các con có nhận xét gì về các đoạn xốp xếp thành hình chữ nhật? ( Các
đoạn xốp xếp hình chữ nhật có chiều dài không bằng nhau, có 2 đoạn xốp dài
bằng nhau và 2 đoạn xốp ngắn bằng nhau).
+ Hình tam giác được xếp bằng mấy đoạn xốp? ( Hình tam giác được xếp
bằng 3 đoạn xốp )
+ Các con có nhận xét gì về các đoạn xốp xếp thành hình tam giác? ( Các
đoạn xốp xếp hình tam giác có chiều dài bằng nhau ).
+ Hình vuông được xếp bằng mấy đoạn xốp? ( Hình vuông được xếp bằng 4
đoạn xốp )
+ Các con có nhận xét gì về các đoạn xốp xếp thành hình vuông? ( Các đoạn
xốp xếp thành hình vuông có chiều dài bằng nhau ).
- Cô yêu cầu trẻ dùng các đoạn xốp để xếp hình vuông, hình tam giác, hình
chữ nhật ( cô quan sát trẻ xếp).
c) Luyện tập:
* Trò chơi: “ Tìm nhà ”
+ Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 hình tự chọn, khi nghe hiệu lệnh: “ Tìm nhà ”
mỗi trẻ tìm cho mình 1 ngôi nhà giống của mình. Sau mỗi lần chơi cô nhận
xét kết quả, khen trẻ.
GV: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
15 Chủ
điểm: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ
Trường: MN Lê Thị Hồng Gấm
Lớp: Chồi
3. Hoạt động 3: Kết thúc:
Cô cho trẻ về góc để tô màu theo ý thích các hình tam giác, hình vuông, hình
chữ nhật có trong bức tranh của mình.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: …………………………………………………………………...
……………………………………………………………………....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
…………………………………………………………………………………
3. Thái độ và hành vi…………………………..................................................
…………………………………………………………………………………
4. Lưu ý và đề xuất: ……………………………...............................................
………………………………………………
Thứ 5, ngày 23 tháng 4 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH: VẼ HỒ GƯƠM ( TIẾT MẪU )
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết miêu tả quanh cảnh Hồ Gươm.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng kỹ năng vẽ đường thẳng, đường cong để tạo nên quang cảnh Hồ
Gươm, bổ xung các chi tiết như: Mây, mặt trời, cây, hoa... để tạo nên bức
tranh Hồ Gươm.
3. Thái độ:
- Trẻ biết tự hào trước sản phẩm của mình làm ra.
II. Chuẩn bị
1. Cho cô:
- Tranh
mẫu của cô
- Giá treo sản phẩm.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 hộp bút sáp các màu, giấy A4
III. Tiến hánh
1. Hoat động 1: Ổn định tổ chức lớp:
- Cô cho trẻ hát bài: “ Em yêu thủ đô ”.
- Cô trò chuyện về thủ đô Hà Nội có những danh lam thắng cảnh - di tích lịch
sử nào? ( 2 – 3 trẻ kể như: Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Lăng Bác...)
2. Hoạt động 2:
a) Quan sát tranh mẫu của cô:
- Cô đưa tranh mẫu hỏi trẻ: + Bức tranh có gì? ( Bức tranh vẽ Hồ Gươm).
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Màu sắc của bức tranh này như thế nào?
+ Cô dùng chất liệu gì để tạo nên bức tranh?
b) Trẻ nêu ý tưởng:
GV: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
16 Chủ
điểm: Quê hương - Đất nước - Bác Hồ