Posted by : amakong2 Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) i/Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.(Ông đồ, Vũ Đình Liên) Bài 3 Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau: a)Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b) Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt saó vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng (Lượm, Tố Hữu) c)Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa, Một buổi trưa nắng dài bãi cát Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa, Mát rượi lòng ta, ngân nga tiếng hát. (Mẹ Tơm, Tố Hữu) d.Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông. (Nguyễn Du) e.Trong làn nắng ửng, khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang… (Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử) g.Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.(Nguyễn Khuyến, Thu ẩm) Bài 4 a.Cho đoạn thơ sau: Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gai kêu đất đỏ đấu tranh Aó nâu liền với áo xanh Nông thôn liền với thị thành đứng lên. . (Tố Hữu) Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những từ ngữ nào để làm phép hoán dụ? Các từ ngữ ấy dùng để thay thế cho ai? Tác dụng của phép hoán dụ trong đoạn thơ là gì? b.”Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. (Nguyễn Đình Chiểu) Hãy giải thích ý nghĩa của cụm từ “kiến ngãi bất vi” và nêu quan niệm của nguyễn Đình Chiểu về người anh hùng. c.Cho câu ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều Từ “chiều trong “”chiều chiều” và từ ‘chiều” trong “chín chiều” là các từ đồng âm hay đồng nghĩa? Tại sao? Bài 5 Xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong các câu thơ sau: a.Tay ta tay búa, tay cày, Tay gươm, tay súng dựng xây nước nhà. (Tố Hữu) b.Đứng lên thân cỏ thân rơm Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn. (Tố Hữu) c.Đầu xanh có tội tình gì? Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. (N.Du) c. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.(Tục ngữ) e.Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hòa khí hậu của chúng ta. g. Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.(Việt bắc, Tố Hữu) h. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên …………………. Mà sao nghe nhói ở trong tim.(Viễn phương) i. -Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.(ca dao) -.Bạn về có nhớ t a chăng? Ta về nhớ bạn như trăng nhớ trời. -Ngó lên nuộc lạt mái nhà Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu! Bài 6 Cảm nhận của em về vẻ đẹp của các đoạn thơ sau: a. Bài “Quê hương” của Tế Hanh. b. B.ài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. c. Bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. d. Bài “Anh trăng” của Nguyễn Duy. DẠNG 4. KHỞI NGỮ, THÀNH PHẦN BIỆT LẬP, HÀM Ý Bài 1.Xác định khởi ngữ trong các câu sau: a)Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) b) Giàu, tôi cũng giàu rồi. (Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng) c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp…(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) d)Ông cứ đứng vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. (Lim Lân, Làng) e)-Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao, Lão Hạc) g)Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) h)Đối với cháu, thật là đột ngột…(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Bài 2. Xác định các thành phần biệt lập trong những phần trích sau, chỉ rõ đó là thành phần gì? a)Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. b)Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phảI cười vậy thôi. c)Ồ, sao mà độ ấy vui thế. d) –Trời ơi, chỉ còn có năm phút! e)Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. g)Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. h)Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. i)Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn thế được. k.Suốt đời Nhĩ cũng đã từng chơi phá cờ thế trên nhièu hè phố, thật là không dứt ra được. Bài 3. Xác định các thành phần biệt lập trong những phần trích sau, chỉ rõ đó là thành phần gì? a)-Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không? b)-Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ? -Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. c)Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. d)Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. e)Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. g)Cô bé nhà bên(có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi). h)Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, phải gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. i)Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Bài 4. Xác định hàm ý của những câu in đậm trong phần trích sau: a)-Trời ơi, chỉ còn có năm phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. b)Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và chỗ cô gái: -Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh. c) Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: -Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: -Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) d)Thoắt trông nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.” Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Bài 5. Xác định hàm ý của những phần trích sau: a)Bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non, Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Hồ Xuân Hương) b) Tiếc thay hạt gạo trắng ngần, Đã vo nước đục lại vần than rơm. Tiếc thay hạt gạo tám thơm Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà. (Ca dao) c) Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhi vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao) d)Ngủ yên!Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng.(Chế Lan Viên) Bài 6 Chỉ ra các thành phần phụ chú trong các đoạn văn sau và cho biết chúng bổ sung điều gì? a.Nhà tôi chỉ nuôi một người ở tháng (địa phương tôi, người đi làm thuê chia làm ba hạng, ở năm gọi là “trường niên”, làm thuê từng ngày gọi là “đoản công”, nhà mình cũng có cày, chỉ giỗ tết hay vụ thu tô đến làm mướn cho người ta thì gọi là “ở tháng’). (Lỗ Tấn) b.Đến chiều anh dọn xong mấy thứ: một đôi bàn dài, bốn chiếc ghế dựa, một bộ tam sự và một chiếc cân. Anh lại xin tất cả các đám tro(ở quê tôi, người ta nấu bằng rơm, rạ, tro có thể dùng bón ruộng), chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở. . (Tố Hữu) c. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – Ngụy, anh Sáu hi sinh. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) DẠNG 5. CÂU- THÀNH PHẦN CÂU-LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN. Bài 1.Xác định các phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những phần trích sau: a)Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. (Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục) b)Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyên với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức. (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) c)Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế giới, vừa là một kháI niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục. (Thời gian là gì?, trong tạp chí Tia sáng) d)Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. (Nam Cao, Chí Phèo) Bài 2. Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung hoặc hình thức trong các phần trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy. a)Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Hai bố con cùng viết đơn xin ra mặt trận. Mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. (Theo Trần Ngọc Thêm) b)Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng. (Theo Trần Ngọc Thêm) c) Với bộ răng khoẻ cứng, loài nhện khổng lồ này có thể cắn thủng cả giày da. Mọi biện pháp chống lại nó vẫn chưa có kết quả vì chúng sống sâu dưới mặt đất. Hiện nay, người ta vẫn đang thử tìm cách bắt chúng để lấy nọc điều trị cho những người bị nó cắn. d)Tại văn phòng, đồng chí bộ trưởng đã gặp gỡ một số bà con nông dân để trao đổi ý kiến. Mỗi lúc bà con kéo đến hội trường một đông. e) Cau là loại cây thân gỗ, có rễ chùm. Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá. Thân cau có màu xanh lục hình tròn, thẳng đứng như cái cột nhà. Quả cau không to, hình thuôn, thân quả chừng ba xăng ti mét, có màu xanh biếc, có vỏ cứng; bên trong có cùi trắng, nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi. Hoa cau có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên. Lá cau dài, nhọn, mảnh, xếp trên sống lá, trông xa như mái tóc dài của người con gái. Bài 3.Chỉ ra các phép liên kết về hình thức trong những đoạn văn sau: a.Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. b.Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. thích Ca-chiu –sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng… c.Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và qui trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. d. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con ngườ. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! e.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chốn lao xao. Bài 4 Xác định các kiểu câu theo cấu tạo trong những phần trích sau: a.Uống sữa xong. Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng cuả núi rừng. Chị Thao dựa vào tường, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi. b. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì đó vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt má. Mưa đá! cha mẹ ơi! Mưa đá! (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê) Bài 5 Xác định các kiểu câu theo mục đích nói trong những phần trích sau: -Đã bao giờ Tuấn…sang bên kia chưa hả? -Sang đâu hả bố? -Bên kia sông ấy! Anh con đáp bằng vẻ hờ hững: -Chưa… Nhĩ tập trung hết sức để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình; -Bây giờ con sang bên kia hộ bố… -Để làm gì ạ?(Nguyễn Minh Châu, Bến quê) Bài 6 Các chuỗi kết hợp từ ngữ sau đã là câu chưa? hãy sửa lại cho đúng. a.Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện cảm hứng nhân đao lớn lao, sâu sắc. b.Với ngòi bút tài hoa và sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh đã nắm bắt và tái hiện được những biến đổi của thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa.

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -