Posted by : amakong2 Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT SƠ ĐỒ LỚP 12A5 (2014-2015)- SS:44 QUÂN PHƯƠNG THÚY (TTT6) SANG TRUNG (TTT3) PHÁT TUẤN ĐÀO TIÊN LINH (TTT2) THẢO THU HƯƠNG MINH KIM HƯƠNG LÀN THANH HƯƠNG NHI (TTT5) TÀI LỘC ĐẠI QUANG THÙY TUYỀN T.HOA VI (LT) TRÍ KHỎE DUY M.HOA HOÀI TRINH (TTT4) HUY CƯỜNG ANH TRÂM (LPHT) PHONG (BT) VĨ UYÊN HẢI CHI DƯƠNG LƯƠNG THỐNG QUỐC (TTT1) CỬA LỚP Giáo viên: Nguyễn Thị Loan BẢNG 9 Trường THPT Ngô Sĩ Liên BÀN GIÁO VIÊN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT 4. Tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp: Sinh hoạt lớp ở trường THPT là rất quan trọng. Mặc dù chỉ có 15 phút đầu giờ nhưng đó là thời gian có thể giúp các em ôn lại những kiến thức đã học mà có thể các em chưa nhớ rõ (nhất là đối với những môn xã hội: Văn, Sử, Địa…). Còn đối với những môn học tự nhiên như Toán, Lí, Hóa…, một số em học chưa tốt có thể có điều kiện nắm được những kiến thức cần thiết qua việc hướng dẫn hoặc chữa bài tập của một số nhóm trưởng vốn là những học sinh học tốt . Sinh hoạt đầu giờ còn là thời gian để các em thể hiện tinh thần kỉ luật, sự nghiêm túc cũng như tinh thần tập thể với những biểu hiện như ngồi ngay ngắn trong lớp, không chạy nhảy, đùa giỡn trong lớp; mà cùng nhau giải những bài tập khó, sinh hoạt văn nghệ … Theo tôi, mỗi học sinh chưa hẳn đã giỏi tất cả các môn nên tôi chọn những học sinh nào giỏi môn nào nhất thì cử làm nhóm trưởng phụ trách môn đó. Ngày nào có những tiết liên quan tới môn sở trường của mình, học sinh đó phải có trách nhiệm hướng dẫn những học sinh yếu trong lớp giải quyết những khó khăn của các bạn. Tất nhiên trong quá trình tổ chức sinh hoạt sẽ không tránh khỏi ồn ào. Điều đó cần đến vai trò của lớp trưởng, các tổ trưởng và lớp phó thi đua của lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải động viên, đôn đốc các em thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí, nhắc nhở các bạn duy trì trật tự và đảm bảo chất lượng giờ sinh hoạt . 5. Cần có những hình thức giáo dục, khen thưởng, xử phạt hợp lí Lứa tuổi học sinh ở trường THPT là lứa tuổi đang có nhiều biến chuyển cả về tâm sinh lí. Cho nên rất khó để áp dụng một cách thức giáo dục nhất định. Bởi vậy, đối với những đối tượng khác nhau thì cần có biện pháp giáo dục khác nhau. Những học sinh ít vi phạm, ngoan ngoãn thì khi vi phạm tôi chỉ nhắc nhở và khuyên nhủ nhẹ nhàng các em không được tái phạm, không mắng mỏ, tạo tâm lí chán nản ở các em. Có một số học sinh cá biệt, không ưa nặng, nếu la mắng hoặc quá mạnh tay thường là sự phản ứng và tâm lí bất mãn ở các em. Do đó, ngoài việc xử lí theo đúng qui định của nhà trường, tôi thường gặp gỡ riêng các em để chia sẻ hiểu rõ tâm tư của các em, động viên các em cố gắng phấn đấu vì cha mẹ, vì tương lai của chính mình. Phân tích cho các em những tác hại của việc sống không có mục đích, không có lí tưởng. Đồng thời thông qua trao đổi với các em, giúp các em hiểu rõ hơn về mình, tránh việc hiểu lầm của các em về việc cô có ác cảm với mình. Từ đó những học sinh này đã có những động thái tích cực trong học tập, rèn luyện. Theo tôi trong công tác chủ nhiệm, để duy trì một tập thể lớp vững mạnh, cần phải có những biện pháp khen thưởng, kỉ luật hợp lí. Trước hết là khen thưởng: Hàng tuần, tôi phát động thi đua giữa các tổ. Tiêu chí để đánh giá là cộng tổng điểm thi đua của tất cả cá nhân trong tổ. Tổ nào có tổng điểm cao nhất thì nhận được sự tuyên dương hoặc một phần quà nhỏ( trích từ quỹ lớp). Dưới đây là bảng thi đua mà tôi áp dụng: Giáo viên: Nguyễn Thị Loan 30 Trường THPT Ngô Sĩ Liên Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT Tổ…. Họ và tên Điểm cá nhân 1/………. 2/………. 3/……….. 4/…………… 5/……………. 6/…………… 7/…………… …………. Tổng điểm tổ:……. Bên cạnh việc phát động thi đua theo tổ, tôi còn phát động thi đua cá nhân. Hàng tuần, học sinh nào đạt nhiều điểm cao nhất hoặc có những đóng góp nổi bật trong phong trào của lớp sẽ nhận được một phần thưởng (thường là bút, vở hoặc một món quà nhỏ có ý nghĩa). Việc trao thưởng dựa vào theo dõi và báo cáo của lớp trưởng và lớp phó thi đua. Vào dịp tết đến , xuân về tôi cùng các học sinh trong lớp tiết kiệm tuần lễ heo vàng lộc vui, mua quà tết cho những em có hoàn cảnh khó khăn mà có sự cố gắng trong học tập, rèn luyện. Có thể nói, nhờ có hình thức khen thưởng hợp lí, tôi đã tạo được không khí thi đua sôi nổi trong lớp và sự nhiệt tình của cán sự lớp. Từ đó đưa lớp thành một tập thể vững mạnh. Bên cạnh hình thức khen thưởng cần có biện pháp kỉ luật để ngăn ngừa những vi phạm. Để làm được điều đó, cùng nội quy của trường, tôi còn lập ra một bản nội qui riêng của lớp. Cụ thể như sau: NỘI QUY LỚP 1. Học sinh đi trễ bị phạt đi lao động vào trái buổi. 2. Khi trống báo vào lớp không được đứng ngoài hành lang 3. Tập trung chào cờ đúng giờ qui định, không được gây ồn ào, lộn xộn, đầu và cuối buổi thành viên trực phải mang và cất ghế. 4. Phải chuẩn bị bài và học bài trước khi đến lớp 5. Nghỉ học phải viết giấy phép, có chữ kí của phụ huynh và phải chính phụ huynh gọi điện thông báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gửi giấy phép nơi quản sinh. 6. Tuyệt đối cấm việc tự ý đổi chỗ ngồi Giáo viên: Nguyễn Thị Loan 30 Trường THPT Ngô Sĩ Liên Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT 7. Tới trường cần thực hiện nghiêm túc đồng phục do nhà trường quy định (nữ mặc áo dài, nam quần tây, áo trắng; đầu tóc gọn gàng, không nhuộm, xịt keo, phải đeo phù hiệu, huy hiệu đoàn, không mang dép lê) 8. Cấm mang và sử dụng quà hay đồ ăn trong lớp, trong giờ học (vi phạm sẽ mời phụ huynh trao đổi và cam kết hạ Hạnh kiểm trong tuần, tháng, học kì ) 9. Cấm xả rác trong lớp học và hành lang 10. Cấm ngồi lên bàn học, bàn ghế giáo viên 11. Cấm viết, vẽ bậy lên tường, lên bàn, lên bảng 12. Cấm gây mất trật tự, phát biểu tự do, đùa giỡn trong giờ học và sinh hoạt đầu giờ 13. Phải có mặt đầy đủ và đúng giờ trong các buổi lễ, lao động, ngoại khóa do trường tổ chức 14. Cấm chửi thề, nói tục, hút thuốc, đánh bài, uống rượu, leo tường 15. Cấm mang và sử dụng điện thoại di động trong lớp, trong giờ học 16. Không được tỏ thái độ không tốt với cán sự lớp (khi những người này nhắc nhở hoặc phổ biến công việc chung) 17. Cấm tuyệt đối việc cúp tiết, giả mạo chữ kí phụ huynh 18. Cấm kết bè phái, gây mất đoàn kết trong lớp 19. Tuyệt đối không được vô lễ với giáo viên, gây gổ, đánh lộn trong và ngoài trường 20. Cấm quay cóp, giở tài liệu, trao đổi bài trong khi kiểm tra, thi 21. Cán sự lớp phải quản lí lớp nghiêm túc, có trách nhiệm, không được bao che và phải báo cáo thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm về những vi phạm của lớp 22. Cán sự lớp được phân công phải tổ chức sinh hoạt đầu giờ đúng quy định và có chất lượng. 23. Tổ trực nhật phải thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ, nếu làm không tốt sẽ bị phạt. Nội qui này được tôi triển khai và phát cho từng học sinh ngay từ đầu năm học. Khi học sinh vi phạm nội qui của lớp, tôi sẽ có những biện pháp xử phạt hợp lí. Trước khi xử lí vi phạm, tôi phải tìm hiểu cụ thể nguyên nhân để tránh xử lí không đúng mực. Đối với những vi phạm khác nhau thì xử lí theo cách khác nhau. Ví dụ như đối với những học sinh vi phạm đồng phục, tác phong thì nhắc nhở, nếu tái phạm thì kiểm điểm, mời phụ huynh giải quyết. Tái phạm nhiều lần thì không cho vào trường. Đối với những học sinh vi phạm nặng như hút thuốc, chửi thề… tôi dùng biện pháp kiên quyết hơn như kiểm điểm trước lớp, mời phụ huynh và đưa ra hội đồng kỉ luật. Giáo viên: Nguyễn Thị Loan 30 Trường THPT Ngô Sĩ Liên Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT 6. Vi phạm tới đâu, giải quyết tới đó Theo tôi, đây là một việc làm rất hữu ích, có hiệu quả cao. Thường thì giáo viên chủ nhiệm giải quyết những vi phạm vào cuối tuần. Khi đó, có rất nhiều học sinh, nhiều vi phạm sẽ phải giải quyết. Cho nên, việc xử lí sẽ bị “loãng”, nhiều khi không cặn kẽ, hợp tình, thiếu tính thuyết phục. Bởi vậy, khi nắm bắt được vi phạm của học sinh, tôi bố trí thời gian làm việc trực tiếp với học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vi phạm, cách thức xử lí đối với từng trường hợp. Từ đó các em nghe theo và sửa chữa. Đặc biệt, việc vi phạm tới đâu, giải quyết tới đó còn có tác dụng răn đe đối với những học sinh khác, ngăn chặn được những hành vi vi phạm theo kiểu hùa theo. 7. Thực hiện đánh giá thi đua, hạnh kiểm học sinh nghiêm túc, khoa học Việc đánh giá thi đua và xếp hạnh kiểm học sinh không thể dựa vào cảm tính hoặc tình cảm cá nhân để áp đặt. Điều đó sẽ gây tâm lí bất mãn cho học sinh vì thầy cô đối xử và hành động thiên vị, không công bằng. Đánh giá học sinh cả về thi đua lẫn đạo đức cũng là một quá trình đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm, theo dõi học sinh thông qua nhiều luồng thong tin khác nhau. Từ đó mới có những quyết định xác đáng, khiến học sinh nể phục. Có rất nhiều phụ huynh đã lên tận trường để chất vấn giáo viên chủ nhiệm làm sao lại xếp con mình hạnh kiểm yếu. Sở dĩ điều đó xảy ra là do học sinh có tâm lí thầy cô ác cảm với mình, không thừa nhận khuyết điểm của mình. Để tránh những trường hợp không mong muốn như vậy, tôi đưa ra những qui định về thi đua, đánh giá hạnh kiểm như sau: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HÀNG TUẦN */ Những vi phạm bị trừ điểm : 1. Trừ 2 điểm/ 1 lần vi phạm : a. Trống báo vào lớp vẫn đứng ngoài hành lang b. Lộn xộn trong giờ chào cờ c. Đổi chỗ ngồi d. Xả rác bừa bãi e. Điểm kiểm tra miệng dưới 5 f. Leo, trượt cầu thang 2. Trừ 3 điểm/ 1 lần vi phạm : a. Mất trật tự trong giờ học b. Vẽ bậy lên tường, bàn ghế c. Phát biểu tự do, đùa giỡn trong giờ học d. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ không nghiêm túc e. Thiếu ý thức bảo vệ tài sản chung f. Không chuẩn bị bài ở nhà g. Trực nhật không tốt Giáo viên: Nguyễn Thị Loan 30 Trường THPT Ngô Sĩ Liên Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở trường THPT 3. Trừ 4 điểm/ 1 lần vi phạm: a. Thực hiện không nghiêm túc hình thức kỷ luật của giáo viên b. Cho bạn xem bài, coppy bài, trao đổi bài khi kiểm tra. c. Vắng mặt trong các hoạt động ngoại khóa, lao động d. Mang quà, đồ ăn vào lớp e. Cán bộ lớp bao che hoặc không thực hiện tốt việc quản lí, sinh hoạt lớp đầu giờ 4. Trừ 5 điểm/ 1 lần vi phạm : a. Đi học trễ b. Bị kiểm điểm trước lớp c. Phải làm bản kiểm điểm khác d. Vi phạm, bị ghi tên vào sổ đầu bài e. Có thái độ không tốt với cán bộ lớp (khi cán bộ lớp nhắc nhở hay phổ biến công việc …) f. Cúp tiết g. Kết bè phái h. Ăn quà trong lớp j. Nghỉ học không có giấy phép 5. Trừ 10 điểm/ 1 lần vi phạm : a. Có thái độ không tốt với giáo viên b. Gây gổ, đánh nhau c. Mang và sử dụng điện thoại trong lớp d. Nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu, đánh bài e. Gỉa mạo chữ kí phụ huynh f. Trang phục không đúng quy định (đầu tóc, phù hiệu, dép, quần áo, huy hiệu…) */ Những việc làm được cộng điểm : 1. Phát biểu xây dựng bài đúng : cộng 5 điểm / 1lần 2. Phát biểu bài nhiều lần với ý thức xây dựng bài : cộng 5 điểm 3. Điểm kiểm tra miệng từ 7 đến 8 : cộng 3- 4 điểm / 1điểm tốt 4. Điểm kiểm tra từ 9 đến 10 : cộng 5 điểm / 1điểm tốt 5. Tích cực trong hoạt động phong trào của lớp, trường: cộng 10 điểm/ hoạt động 6. Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản chung : 5 điểm / 1 hành vi Giáo viên: Nguyễn Thị Loan 30 Trường THPT Ngô Sĩ Liên

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -