Posted by : amakong2 Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

- Học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. - Học sinh đề xuất tình huống mới, mang tính thực tiễn. - Hoạt động này có thể triển khai ở lớp, ở nhà, cộng đồng… Để học sinh thực hiện tốt hoạt động này, trong hoạt động hình thành kiến thức, giáo viên có thể liên hệ, so sánh những đơn vị kiến thức có những điểm tương đồng. Chẳng hạn, dạy bài Tây Tiến, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu những câu thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm , giáo viên có thể liên hệ tới những câu thơ của Chính Hữu: Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh. Sốt run người vầng trán toát mồ hôi. Hay từ hình người lính Tây Tiến: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm, có thể liên hệ tới người chiến sĩ trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Những đêm dài hành quân nung nấu/ Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu,… Ví dụ về một số bài tập ứng dụng: • Chủ đề Thơ Việt Nam hiện đại 1945-1975 Em hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện nỗi nhớ của hai nhà thơ Xuân Quỳnh và Chế Lan Viên trong hai đoạn thơ sau: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” (Sóng – Xuân Quỳnh) “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Như xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương…” (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) • Chủ đề Truyện Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới Hãy so sánh để chỉ ra sự đổi mới về đề tài, cảm hứng, nhân vật và điểm nhìn trần thuật giữa truyện giai đoạn trước 1975 với truyện giai đoạn sau 1975 qua các tác phẩm đã học và đọc thêm bằng cách lập bảng theo mẫu dưới đây: Các bình diện so sánh - Vợ chồng A Phủ - Chiếc thuyền ngoài xa - Vợ nhặt - Mùa lá rụng trong vườn - Rừng xà nu - Một người Hà Nội - Những đứa con trong gia đình Đề tài 11 Cảm hứng Nhân vật Điểm nhìn trần thuật 2.3.5. Hoạt động bổ sung - Hoạt động này được thực hiện với mục đích tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ năng từ các nguồn/ kênh thông tin. - Theo đó, để mở rộng kiến thức, kỹ năng, học sinh có thể tìm đọc trên sách, báo, mạng; tham quan thực tế; trao đổi với người thân,… Chẳng hạn, với chủ đề Thơ Việt Nam hiện đại 1945-1975, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tổ chức theo nhóm, tới thăm gia đình cựu chiến binh ở địa phương nơi học sinh sinh sống, trò chuyện, phỏng vấn (có ghi chép) họ về những trận đánh mà họ từng trải qua, về cuộc sống người lính ở chiến trường… để có thêm những hiều biết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ. 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra theo chủ đề 3.1. Về mức độ Câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra phải thể hiện được đủ 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao). Việc phân chia tỷ lệ giữa các mức độ nhận thức là dựa vào thực lực học sinh của lớp. Tuy nhiên, trong một đề kiểm tra, các câu hỏi vận dụng chỉ nên chiếm không quá 30%. 3.2. Về nội dung Nội dung câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra phải có tính giáo dục, phải khơi gợi được sự hứng thú, năng lực sáng tạo của học sinh. Giữa câu hỏi này với câu hỏi kia có sự chặt chẽ, lô gíc, quan hệ biện chứng. Nếu có nhiều câu hỏi về một vấn đề thì nên sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua một số chủ đề dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 12 hiện hành” được áp dụng tại lớp 12ª3 trường THPT Trần Phú. Do là lớp cuối cấp, nhiệm vụ học tập của học sinh khá nặng (học để tham gia kỳ thi THPT Quốc gia đạt kết quả cao, từ đó, có cơ hội xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng) nên việc áp dụng thực hiện đề tài gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi áp dụng hai chủ đề dạy học: Thơ hiện đại Việt Nam 1945-1975 và Truyện hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới vào lớp mình phụ trách, tôi thấy bước đầu có hiệu quả đáng kể: 1. Đối với giáo viên: - Giáo viên được chủ động, linh hoạt điều chỉnh trình tự tiết dạy, điều chỉnh thời lượng cho từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh, dung lượng kiến thức của từng chủ đề; tự xây dựng phương pháp dạy học thích hợp, xác định nội dung, kiến 12 thức trọng tâm của từng bài, từ đó, hướng dẫn học sinh đi sâu khai thác những nội dung quan trọng và vận dụng kiến thức linh hoạt trong kiểm tra, thi cử… - Bước đầu giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra, định hướng cho các giáo viên trong tổ chuyên môn thực hiện việc soạn bài và lên lớp các tiết dạy học theo chủ đề. 2. Đối với học sinh: - Trước hết, việc dạy học theo chủ đề đã tạo cho học sinh có hứng thú trong tiết học Ngữ văn. Phần hoạt động trải nghiệm thay thế cho bước kiểm tra bài cũ đã tạo tâm thế tốt cho các em khi qua hoạt động hình thành kiến thức mới. Các hoạt động thực hành, hoạt động bổ sung cũng giúp học sinh nắm vững kiến thức và bước đầu biết vận dụng kiến thức. - Học sinh được học theo chủ đề nên có hệ thống kiến thức chuyên sâu (theo chủ đề), biết vận dụng đọc hiểu những tác phẩm khác cùng chủ đề ngoài chương trình lớp học, từ đó, các em làm tốt những dạng đề theo hướng đổi mới của Bộ. Sau đây là bảng đối chiếu so sánh kết quả bài kiểm tra khảo sát đầu năm và bài thi thử THPT Quốc gia của học sinh trước và sau khi áp dụng chủ đề: *Bài kiểm tra khảo sát đầu năm: Lớp Sĩ số Tỷ lệ điểm Khá 12a3 37 Trên TB Yếu Kém 18,9% 63,1% 13,5% 4,5% *Bài thi thử THPT Quốc gia: Lớp Sĩ số Tỷ lệ điểm Khá 12a3 V. 37 Trên TB Yếu Kém 20,6% 75,3% 4,1% 0% ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 1. Đối với Sở Giáo dục: Trong hè năm 2015, Sở nên tổ chức hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn về dạy học theo chủ đề. Qua hội nghị này, các trường sẽ báo cáo tình hình thực hiện tại đơn vị trong năm học vừa qua, nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho các năm kế tiếp. Chọn các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt việc dạy học theo chủ đề, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình để các đơn vị khác trong toàn tỉnh học tập. 2. Đối với các trường THPT: - Tổ chuyên môn ở các trường THPT cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn của Ngành trong việc chủ động thực hiện chương trình, sắp xếp, điều chỉnh hệ thống bài 13 học theo nhóm chủ đề, chỉ đạo việc thực hiện dạy học theo chủ đề trong giáo viên một cách sâu rộng và hiệu quả. - Khi thực hiện, cần chú ý đến mục tiêu của việc dạy học theo chủ đề là nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hướng vào sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. - Lãnh đạo các trường cần tạo điện kiện tối đa về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện...cho giáo viện thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời có hình thức khuyến khích, biểu dương những tập thể, cá nhân tích cực trong đổi mới dạy học nói chung và dạy học theo chủ đề nói riêng. 3. Đối với giáo viên: - Trong xu thế đổi mới, giáo viên không thể không tự đổi mới. Do vậy, không nên chần chừ, chờ đợi. Mỗi giáo viên cần mạnh dạn đổi mới và sáng tạo không ngừng. Tuy nhiên, muốn tiếp cận được với phương pháp dạy học theo chủ đề đòi hỏi giáo viên phải đảm bảo được trình độ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin... Ngoài ra, giáo viên phải dành nhiều thời gian hơn để đầu tư biên soạn giáo án, kết hợp với việc sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học, các tài liệu… cho đến công tác đánh giá, năng lực giải quyết các vấn đề, tình huống của học sinh theo yêu cầu bài học đặt ra. - Phát huy năng lực bản thân kết hợp với việc tích cực học hỏi đồng nghiệp, tranh thủ sự hỗ trợ từ phía lãnh đạo nhà trường, tự đề ra nhiệm vụ cho bản thân và cố gắng hoàn thành, cùng với tâm huyết của người dạy Văn, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. VI. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật giáo dục của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – 2005 2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về 3. 4. 5. 6. 7. đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nhà xuất bản Giáo dục (2012), Ngữ văn 12, Tập 1 Nhà xuất bản Giáo dục (2012), Ngữ văn 12, Tập 2 Trần Đình Sử, Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn, trandinhsu.wordpress.com Sở giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 Vụ Giáo dục Trung học, Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội, 2014 14 VII. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giáo án minh họa CHỦ ĐỀ: TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức – kỹ năng - Nhận ra đề tài, chủ đề, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mỹ, những sáng tạo đa dạng về ngôn ngữ, hình ảnh, những đặc sắc về nội dung của các tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới - Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại - Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm bài văn nghị luận 2. Hình thành năng lực: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản - Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản - Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới theo đặc trưng thể loại - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản 3. Phát triển phẩm chất: - Biết quý trọng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước - Biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc - Có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, con người - Biết suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề nhân sinh - Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn xuôi hiện đại Việt Nam B.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 1. Thời gian thực hiện - Thực hiện trong 02 tuần: 25, 26 - Số tiết thực hiện trên lớp: + 3 tiết: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) 15 + 1 tiết: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng) + 1 tiết: Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh • • Chuẩn bị của giáo viên Giáo án Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi Hình ảnh về cảnh bình minh vùng biển, chiếc thuyền cất vó… Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài - Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước) - Đồ dùng học tập 3. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ … Lý giải được mối quan hệ/ ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích lý giải giá trị nội dung nghệ thuật của từng tác phẩm So sánh các phương diện nội dung, nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài hoặc thể loại, phong cách tác giả Nhận diện được Hiểu được ảnh Khái quát đặc điểm ngôi kể, trình tự kể hưởng của giọng kể phong cách của tác đối với việc thể giả từ tác phẩm hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản Nắm dược cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo. Lí giải sự phát triển của các sự kiện và mối quan hệ của các sự kiện Chỉ ra các biểu hiện và khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm Hiểu được nội dung của các tác phẩm cùng thể loại khác không nằm trong chương trình SGK Nhận diện hệ thống nhân vật, xác định nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ Giải tích, phân tích Trình bày cảm nhận đặc điểm về ngoại về tác phẩm hình, tính cách, số phận nhân vật. khái quát được về nhân Vận dụng tri thức đọc hiểu văn bản để kiến tạo những giá trị sống của cá nhân. Trình bày 16

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -