III. ĐẶC TRƯNG ĐIỂN HÌNH CỦA MÔ HÌNH VNEN.
1. Đặc điểm tài liệu Hướng dẫn học tập:
- Tài liệu hướng dẫn học tập dùng chung cho cả giáo viên, học sinh và cộng
đồng( 3 trong 1) và sử dụng nhiều năm;
- Sử dụng dạy- học cho HS học cả ngày;
- Thiết kế các hoạt động học tập theo các môđun;
- Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn phương pháp học và phương pháp tư
duy;
- Nội dung học lồng ghép qui trình học;
- Nội dung kiến thức ở SGK so với Tài liệu Hướng dẫn học tập không thay đổi;
Đảm bảo Yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Chú trọng đổi mới:
+ Tổ chức lớp học và PPDH (Tích hợp)
+ Kế hoạch dạy học (Điều chỉnh hợp lí)
+ Thời lượng dạy học (2 buổi/ngày)
* Không quá mới đối với GV, nội dung giữ nguyên chỉ đổi mới phương pháp
dạy học.
2. Các môn học và hoạt động giáo dục:
* Các môn học:
1. Tiếng Việt;
2. Toán;
3. TNXH;
4. Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
* Hoạt động giáo dục:
1. GD Đạo đức;
2. GD Âm nhạc;
3. GD Mĩ thuật;
4. GD Thể chất;
5. GD Kĩ năng sống.
3. Lô gô hướng dẫn học tập ở Tài liệu Hướng dẫn học tập:
Các hình thức hoạt động của học sinh được thực hiện bằng các lô gô hướng dẫn
học tập ở các bài học.
Có hướng dẫn của GV
Có HD của người lớn
-2–
Làm việc nhóm
Làm việc CN
Làm việc theo cặp
Làm việc cặp đôi
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN:
1. Quy trình dạy học 5 bước theo mô hình VNEN:
Có nhiều kiểu cấu trúc một bài học, trong đó thường dùng nhất là kiểu cấu trúc
gồm ba bước: Nghe giảng lí thuyết - Theo dõi bài tập mẫu - Luyện tập.
Tuy nhiên, nếu GV sử dụng không hợp lí sẽ dẫn đến lối dạy học mang tính áp
đặt, bình quân, đồng loạt.
Để góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS, người ta thường khuyến
khích sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát
hiện của HS, gồm 5 bước chủ yếu: Gợi động cơ, tạo hứng thú => Trải
nghiệm => Phân tích, khám phá, rút ra bài học => Thực hành => Vận
dụng (kiểu quy trình 5 bước).
a) Trải nghiệm: Để nhận thức được về một đối tượng, một sự việc hay một vấn
đề nào đó, người học phải dựa trên vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm đã có từ trước.
Nếu HS không có vốn kiến thức cần thiết (có liên quan đến kiến thức mới), hoặc
không có những trải nghiệm nhất định thì không thể hình thành được kiến thức mới.
Hơn nữa, trong dạy học môn toán, kiến thức hình thành trước thường là cơ sở để
hình thành, phát triển những kiến thức tiếp theo.
Do đó, trong dạy học, người GV cần phải tìm hiểu vốn kinh nghiệm và những
hiểu biết sẵn có của HS trước khi học một kiến thức mới và tổ chức cho HS trải
nghiệm. Sự định hướng và tổ chức các hoạt động của GV là quan trọng, nhưng vốn
kiến thức của HS, những trải nghiệm của HS vẫn là yếu tố quyết định trong việc
hình thành kiến thức mới.
b) Phân tích, khám phá: Là quá trình xem xét, nhìn nhận, tìm hiểu đối tượng, sự
việc, phát hiện đặc điểm, ý nghĩa của chúng, trên cơ sở đó tìm tòi, khám phá ý
tưởng mới.
c) Rút ra bài học: Đúc rút thành bài học, khái niệm, quy tắc lí thuyết hay thực
hành mới .
d) Thực hành, vận dụng: Vận dụng điều đã học để giải quyết các tình huống
trong thực hành hoặc thay đổi cách làm cũ.
Dạy học thông qua trải nghiệm là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông
qua một chuỗi các hoạt động trải nghiệm của người học.
2. Dạy học thông qua trải nghiệm khuyến khích tổ chức các hoạt động độc lập,
tự học hoặc nhóm hợp tác của HS, đòi hỏi GV thiết kế, đạo diễn các hoạt động học
tập giúp HS tự phát hiện, phân tích và vận dụng kiến thức. GV sẽ thành công hơn
nếu có khả năng sử dụng kiểu quy trình 5 bước.
Dưới đây là một số gợi ý cụ thể về việc thực hiện quy trình 5 bước :
-3–
Bước 1. Gợi động cơ, tạo hứng thú cho HS
Kết quả cần đạt:
• Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảm
thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.
• Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
Cách làm: Đặt câu hỏi; Đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò
chơi… Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS.
Bước 2. Tổ chức cho HS trải nghiệm
Kết quả cần đạt:
• Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bài mới.
• HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến
thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với HS. Nếu là tình
huống diễn tả bằng lời văn, thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với HS. Có thể thực
hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng HS.
Bước 3. Phân tích - Khám phá - Rút ra kiến thức mới
Kết quả cần đạt:
• HS rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết, thực hành mới.
• Nếu là một dạng toán mới thì HS phải nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm và
nêu được các bước giải dạng toán này.
Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp HS
thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.
Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các
hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá
phát hiện của HS... Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp HS đi vào tiến trình
phân tích thuận lợi và hiệu quả.
Bước 4. Thực hành
Kết quả cần đạt:
• HS nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng
cơ bản theo đúng quy trình.
• HS biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải
bài toán dạng cơ bản.
Cách làm:
• Thông qua việc giải những bài tập rất cơ bản để HS rèn luyện việc nhận dạng,
áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. GV quan sát giúp HS nhận ra khó khăn
của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.
• Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của HS.
GV tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc,
công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.
• Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm,
theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ HS.
Bước 5. Vận dụng
Kết quả cần đạt:
-4–
HS củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.
• HS biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những
tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.
• Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới .
Cách làm:
• HS thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội
dung bài đã học.
• GV giúp HS thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức toán học, từ đó khắc
sâu kiến thức đã học.
• Khuyến khích HS diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em.
Khuyến khích HS tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.
•
2. Bài học thiết kế theo mô hình VNEN gồm các hoạt động sau:
A. Hoạt động Cơ bản:
Ở hoạt động này, HS được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức,
thông qua hoạt động. HS hoạt động theo nhóm, cặp, cá nhân (hoặc hướng dẫn của
GV nếu cần thiết).
B. Hoạt động Thực hành:
Giúp học sinh áp dụng trực tiếp kiến thức đã học, củng cố kiến thức, rèn luyện
kĩ năng.
C. Hoạt động Ứng dụng
Hoạt động này giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tế, cùng với sự giúp đỡ
của cha mẹ, người lớn.
3. Tiến trình học tập thực hiện theo 10 bước học tập:
Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập
cho cả nhóm.
Bước 2. Em đọc Tên bài học rồi viết tên bài học vào Vở ô li (lưu ý không được
viết vào sách).
Bước 3. Em đọc Mục tiêu của bài học.
Bước 4. Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo
nhóm).
Bước 5. Kết thúc Hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì
em đã làm được để thầy, cô ghi vào Bảng đo tiến độ.
Bước 6. Em thực hiện Hoạt động thực hành:
+ Đầu tiên em làm việc cá nhân;
+ Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn
sai sót);
+ Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc...
(lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác).
Bước 7. Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương).
Bước 8. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo.
-5–
Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào Bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và
lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo).
Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào.
4. Đánh giá quá trình học tập của học sinh: đây là một khâu quan trọng
trong quá trình dạy-học.
Các hình thức đánh giá:
* Học sinh tự đánh giá: Đây là một khâu quan trọng và diễn ra thường xuyên
trong quá trình học tập của học sinh.
+ Mỗi HS tự đánh giá, đánh giá trong nhóm, trong nhóm đôi quá trình học tập
của mình.
+ Đánh giá thông qua sự tham gia vào hoạt động học, thời gian hoàn thành, thứ
tự hoàn thành công việc trong tập thể nhóm, kết quả học tập.
+ Đánh giá sự tiến bộ về Kiến thức, Kĩ năng, Khả năng tự học, Khả năng giao
tiếp, hợp tác, Khả năng độc lập, sáng tạo.
* Giáo viên đánh giá học sinh: Giáo viên đánh giá học sinh thông qua:
- Quan sát các hoạt động của học sinh trong suốt quá trình học để thu thập
thông tin, làm minh chứng cho quá trình đánh giá, về:
+ Sự tích cực, sẵn sàng học tập, sự hợp tác,… của mỗi học sinh.
+ Năng lực học tập: Nhận thức, sự linh hoạt, tính độc lập, sáng tạo.
+ Năng lực xã hội: Giao tiếp, hợp tác, thích ứng...
- Thực hiện các bài kiểm tra: Vấn đáp, viết; Hoạt động thực tiễn, Câu lạc bộ,
Chuyên đề,...
Đánh giá thường xuyên, toàn diện, cụ thể là quan trọng nhất.
Công cụ đánh giá: Quá trình tự đánh giá của học sinh, giáo viên đánh giá học
sinh thông qua công cụ đánh giá:
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ (HS)
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp :. . . . . . . . . . . . . . . . . .
MÔN HỌC: ………………………
HĐ
Hoạt động cơ bản
BÀI
Phân số
1
2
3
4
Hoạt động thực hành
5
1
2
3
4
….
….
BẢNG ĐO TIẾN ĐỘ NHÓM (HS TỰ ĐÁNH GIÁ)
-6–
5
Hoạt động
ƯD
1
2
3