**********************************************
Bài 2:Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH THIẾU NHI
( Tranh Đôi bạn của Phương Liên)
I.Mục tiêu bài học
- Biết mô tả các hình ảnh, hoạt động và màu sắc trên tranh.
- Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
II. Chuẩn bị
GV: - Tranh in trong Vở Tập vẽ 2
- Một vài bức tranh của thiếu nhi Quốc tế và của thiếu nhi Việt Nam.
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 2, bút chì, tẩy, màu sáp.
III. Các hoạt động dạy và học
• Hoạt động cơ bản
GV cho HS xem tranh Đôi bạn ( Tranh sáp màu và bút dạ của Phương
Liên) và nêu các câu hỏi ngắn gọn, nhằm giúp HS quan sát tranh , suy
nghĩ và tìm câu trả lời.
+ Tranh vẽ những nội dung gì?
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?Hình ảnh nào là chính? Hình ảnh
nào là phụ?
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em hãy kể tên những màu chính được vẽ trong bức tranh?
+ Em có thích bức tranh không? Tại sao thích?
HS trao đổi nhóm hoặc cặp đôi sau đó trả lời.GV bổ sung và nhấn
mạnh:
+ Tranh đôi bạn được vẽ bằng bút dạ và sáp màu.Nhân vật chính là
hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh.Xung quanh là cây cỏ,bướm
và hai chú gà.Cách sắp xếp có chính có phụ làm bức tranh rõ nội dung
và sinh động hấp dẫn.
+ Màu sắc trong tranh có đậm, có nhạt( như cỏ cây màu xanh, áo mũ
màu da cam...
+ Bức tranh Đôi bạn của bạn Phương Liên là bức tranh vẽ về đề tài
học tập rất thành công.Bức tranh đạt được vẻ đẹp và sự hấp dẫn
riêng.Các em xem kĩ tranh và học tập cách vẽ của bạn.
• Hoạt động thực hành
- HS xem tranh Hai bạn Han-sen và Gờ-re-ten.Tranh màu bột của
thiếu nhi cộng hòa liên bang Đức.
HS trao đổi nhóm đôi.
3. Hoạt động ứng dụng
Giới thiệu về hai bức tranh: Đôi bạn và Hai bạn Han-sen và Gờ-re-ten
cho mọi người trong gia đình em.
**********************************
Bài 3: Vẽ theo mẫu
VẼ LÁ CÂY
I.Mục tiêu bài học
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc vẻ đẹp của một vài loại lá
cây
- Biết cách vẽ lá cây
- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị
• GV:
- Tranh hoặc ảnh một và loại lá cây đẹp
-Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ lá cây
2. HS:
-Vở tập vẽ hoặc giấy vẽ
- Một vài loại lá cây đẹp
- Bút chì, tẩy, màu
III. Các hoạt động dạy và học
• Hoạt động cơ bản
• Tìm hiểu về một số loại lá cây
GV cho HS xem một số loại lá cây ( tranh, ảnh, lá thật) đê HS nhận biết hình
dáng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp của chúng, Đồng thời gợi ý để các em
nhận ra tên của các loại lá cây đó.
+ Nêu tên các loại lá trên?
+ Loại lá trên có đặc điểm gì?( hình dáng, màu sắc)
+ Các loại lá cây trên có giống nhau không ? Khác nhau ở chỗ nào ?
HS làm việc theo nhóm
+ Các nhóm hỏi lẫn nhau theo sự hướng dẫn của GV.
GV kết luận: Lá cây gồm có: Thân lá, cuống lá, gân lá, mỗi loại lá cây có
hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp riêng.Màu sắc của lá cây thay đổi theo mùa,
thay đổi khi non, khi già.Để vẽ được lá cây đẹp , các em cần quan sát nhiều,
quan sát kĩ các loại lá cây.
1.2 Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu cách vẽ
- GV cho HS xem một số loại cây khác nhau ( cách vẽ minh họa) để HS
nhận biết cách vẽ.
HS quan sát cách vẽ trong vở tập vẽ:
+ Vẽ khung hình lá cây
+ Vẽ phác hình dáng chung của lá cây
+Vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá
+ Vẽ màu theo ý thích.
• Hoạt động thực hành
Cho HS xem một số bài vẽ lá cây
- Gợi ý cho HS cách làm bài tập
Trong khi HS vẽ GV quan sát và hướng dẫn thêm cho HS.
- Động viên khích lệ các em khi vẽ.
- GV nhận xét đánh giá sự tiến bộ của HS
3. Hoạt động ứng dụng
- Hãy cho bố mẹ xem bức tranh đã vẽ
-Quan sát thêm cây và vẽ thêm lá cây ở nhà
Bài 4: Vẽ tranh
VẼ TRANH ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY
I.Mục tiêu bài học
- HS nhận biết hình dáng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp của một số loại cây.
- Biết cách vẽ hai hoặc ba cây đơn giản.
- Vẽ được tranh vườn cây đơn giản( hai hoặc ba cây ) và vẽ màu theo ý thích
II. Chuẩn bị
• GV:
• Tranh ảnh về một số loại cây có hình dáng và màu sắc đẹp
• Hướng dẫn cách vẽ vườn cây
• Tranh vẽ vườn cây
• HS:
• Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu
III. Các hoạt động dạy và học
• Hoạt động cơ bản
1.1 Tìm hiểu về một số loại cây.
GV cho HS xem một số tranh chân dung và nêu câu hỏi gợi ý dẫn dắt:
• Trong tranh ảnh có những cây gì?
• Hình dáng, màu sắc của cây như thế nào?
• Em hãy tả lại hình dáng, màu sắc của những cây mà em biết ( tên cây,
hình dáng, đặc điểm, màu sắc)
GV tóm tắt:
Vườn cây có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây ( cây to cây nhỏ,
cây cao cây thấp, cây có hoa, cây có quả, màu sắc của tán mỗi cây
cũng khác nhau: xanh đậm, xanh nhạt, vàng...)
Muốn vẽ được vườn cây đẹp các em cần quan sát và nhớ lại màu
sắc ,hình dáng, màu sắc của từng cây để vẽ thành vườn cây.
• Hướng dẫn HS tự tìm hiểu cách vẽ
• Cho HS xem một số tranh vẽ
• GV vẽ mẫu lên bảng
+ Vẽ hình dáng một vài loại cây to nhỏ khác nhau
+ Thêm một số chi tiết cho vườn cây thêm sinh động như: Hoa,
quả, người hái quả...
+ Vẽ màu tự do theo ý thích.
• Hoạt động thực hành
• GV nhắc HS :
+ Chú ý sắp xếp vẽ vườn cây vừa với phần giấy trong vở tập vẽ
+ Vẽ vườn cây như đã hướng dẫn
+ Vẽ màu theo ý thích
• GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn bổ sung.
• Hoạt động ứng dụng
• Hãy cho bố mẹ xem bức tranh đã vẽ
• Vẽ thêm tranh về đề tài vườn cây ở nhà.
*****************************************
Bài 5: Tập nặn tạo dáng
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
I.Mục tiêu bài học
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và vẻ đẹp của một số con vật
- Biết cách nặn, xé dán hoặc vẽ con vật
- Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
II. Chuẩn bị
• GV:
• Một số tranh ảnh con vật đẹp
• Một vài bài tập nặn, vẽ,xé dán
• HS:
• Vở tập vẽ, bút chì, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy và học
• Hoạt động cơ bản
1.1 Hướng dẫn tìm hiểu về một số con vật
• GV hướng dẫn HS tìm hiểu về một số con vật. Nêu câu hỏi gợi ý dẫn
dắt:
+ Tên con vật?
+ Hình dáng, đặc điểm của con vật?
+ Các phần chính của con vật?
+ Tư thế khi vận động của con vật?
+ Màu sắc của con vật?
• GV yêu cầu HS kể tên và mô tả hình dáng , đặc điểm, màu sắc của
một số con vật mà em biết.
• Hướng dẫn cách vẽ con vật
• GV hỏi HS xem em chọn con vật nào để vẽ và yêu cầu HS đó mô tả
lại hình dáng, màu sắc và các phần chính của con vật.
+ Vẽ hình dáng con vật sao cho cân đối vừa phần giấy quy định
+ Chú ý tạo dáng hoạt động cho con vật đẹp và sinh động
+ Có thể vẽ thêm cỏ cây, hoa lá, người... để bài vẽ hấp dẫn hơn.
+ Vẽ màu theo ý thích.
• Hoạt động thực hành
- Vẽ con vật mà em yêu thích
GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn thêm .
• Hoạt động ứng dụng
• Giới thiệu bức tranh đã vẽ cho những người trong gia đình
• Vẽ thêm tranh về đề tài con vật
**********************************
Bài 6: Vẽ trang trí
MÀU SẮC VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I.Mục tiêu bài học
- Biết thếm ba màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: Da cam,
xanh lá cây, tím.
- Biết cách sử dụng các màu đã học
- Vẽ màu vào hình có sẵn
II. Chuẩn bị
• GV: bảng màu, màu nước, một số tranh dân gian Việt Nam
• HS: Vở tập vẽ, giấy màu
III. Các hoạt động dạy và học
• Hoạt động cơ bản
• Hướng dẫn HS tìm hiểu về màu sắc
GV giới thiệu: Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú và luôn
thay đổi.Đồ dùng hàng ngày do con người tạo ra cũng có nhiều
màu như: quần áo, sách vở,....
• Tổ chức chơi trò chơi: Tìm hiểu sắc màu
+ Luật chơi: Có một hộp màu sắc.Một bạn HS sẽ lên bốc thăm và
xem đó là màu gì và gợi ý cho một bạn khác trả lời.Ví dụ: Bạn A
bốc được màu đỏ: đặt câu hỏi: Đây là màu của quả táo?Bạn B trả
lời: Màu đỏ.Ai trả lời đúng sẽ dành được một phần quà.Ai trả lời
sai sẽ nhường câu trả lời cho bạn khác.Người gợi ý mà nhắc tên
màu trong câu hỏi sẽ vi phạm luật chơi.Câu hỏi đó bỏ qua.( Chuẩn
bị 6 màu: đỏ, vàng, xanh lam, da cam, tím , xanh lá cây.
• GV giới thiệu về ba màu cơ bản: Đỏ, vàng, xanh lam. Sau đó giới
thiệu ba màu nhị hợp: Da cam, tím,xanh lá cây.
• GV pha màu cho HS quan sát.
• Yêu cầu HS tìm các màu trên trong hộp màu.
• Hướng dẫn cách vẽ màu
• GV yêu cầu HS xem hình vẽ và gợi ý cho HS nhận biết các hình: em
bé, con gà trống, bông hoa cúc...
• Đây là bức tranh phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ- tranh có tên là
Vinh hoa.
• GV gợi ý để HS chọn màu khác nhau để tô.
• GV nhắc HS nên chọn vẽ màu tươi vui, rực rỡ, có đậm có nhạt.
• Hoạt động thực hành
- GV cho HS thực hành theo nhóm
- GV gợi ý HS chọn màu vẽ và vẽ màu như hướng dẫn vào đúng hình ở
tranh
* Sau bài học GV đánh giá nhận xét
3. Hoạt động ứng dụng
- Vẽ tiếp trong vở tập vẽ và giới thiệu tranh cho mọi người trong gia
đình.