Hướng dẫn tổ chức Sinh hoạt chuyên môn tại các trường thực hiện mô hình trường học mới tại việtnam (VNEN)
c) Đánh giá của nhóm
– Tinh thần, thái độ ;
– Sự tương tác với bạn bè ;
– Thời gian và chất lượng hoàn thành hoạt động học ;
– Kết quả các hoạt động học tập.
d) Cộng đồng đánh giá
– Có thường xuyên trò chuyện với cha mẹ việc học ở trường ;
– Có thực hiện chăm sóc cây cối, vật nuôi, sức khỏe bản thân và người thân trong
gia đình ;
– Sự tự tin trong trao đổi, trò chuyện, giao tiếp ;
– Khả năng diễn đạt, đối thoại, tương tác ;
– Sự chuyên cần trong học tập, tiến bộ trong học tập.
e) Công cụ đánh giá
– Sự quan sát, theo dõi ;
– Phiếu đánh giá tiến độ học tập (cá nhân, nhóm, giáo viên) ;
– Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên, học sinh, nhóm, cha mẹ học sinh và
cộng đồng.
III – TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. GV đọc kĩ tài liệu, ghi chép những điều thu hoạch được, đặc biệt là những vướng
mắc, những điều chưa hiểu rõ.
2. Trao đổi với nhóm, tổ chuyên môn.
3. Tổ, nhóm trao đổi cùng nhau, thống nhất nhận thức chung.
4. Xây dựng kế hoạch thực hành, thể hiện ở nhóm, tổ.
5. Tổ chức thực hành, rút kinh nghiệm.
6. Đề xuất các kiến nghị, giải pháp.
7. Thống nhất chung trong nhóm, tổ.
8. Báo cáo với Hiệu trưởng, Cụm trưởng.
- 11 -
MÔ ĐUN 2
CẤU TRÚC BÀI HỌC MÔ HÌNH VNEN
I – CẤU TRÚC BÀI HỌC MÔ HÌNH VNEN
Mô hình VNEN giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và kế hoạch dạy học
theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy nội dung, yêu cầu và thời lượng
học các môn không thay đổi.
Bài học mô hình VNEN được cấu trúc theo một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh, nhằm
giải quyết trọn vẹn, liên tục một vấn đề: hình thành, củng cố, vận dụng, ứng dụng kiến
thức vào thực tế.
Mô hình VNEN biên soạn SGK (Toán, Tiếng Việt, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí)
thành Hướng dẫn học (Toán, Tiếng Việt, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí) cho học sinh.
Như vậy Hướng dẫn học Toán (Tiếng Việt, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ) là tài
liệu học của học sinh và tài liệu dạy của giáo viên.
Thông thường, một bài học Toán, TN&XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí học trong
2 tiết, bài học môn Tiếng Việt học trong 3 tiết, các bài kiểm tra bố trí 1 tiết ; với bài học
bố trí 2 tiết, hết tiết 1 là hết hoạt động cơ bản và đã đáp ứng cơ bản mục tiêu của bài
học. Tuy nhiên không bắt buộc mọi tiết học, mọi giáo viên phải thực hiện máy móc điều
này. Giáo viên có toàn quyền bố trí thời gian để học sinh đạt được mục tiêu bài học, nắm
được bài.
Mỗi bài học được thiết kế khoảng từ 12 đến 15 hoạt động với các nội dung chính sau:
– Mục tiêu bài học;
– Hoạt động cơ bản;
– Hoạt động thực hành;
– Hoạt động ứng dụng.
Để tổ chức cho học sinh học tập, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy
trình 10 bước lên lớp của mô hình VNEN :
1. Em học tập theo nhóm ;
2. Em ghi đầu bài vào vở ;
3. Em đọc mục tiêu bài học ;
4. Em bắt đầu thực hiện Hoạt động cơ bản ;
5. Kết thúc hoạt động cơ bản, em báo cáo với thày, cô giáo ;
6. Em bắt đầu hoạt động thực hành:
– Em bắt đầu bằng hoạt động cá nhân,
– Em chia sẻ với bạn bên cạnh,
– Em trao đổi kết quả với các bạn trong nhóm, kiểm tra sửa lỗi cho nhau;
- 12 -
7. Em bắt đầu hoạt động ứng dụng;
8. Em đánh giá cùng với thày cô giáo;
9. Em tự đánh giá vào bảng đo tiến độ;
10. Em đã hoàn thành bài học hay còn phải học lại phần nào.
- 13 -
Trong thiết kế bài học, trước mỗi hoạt động đều có các lô gô chỉ dẫn. Học sinh nhìn
lô gô biết hoạt động đó thực hiện cá nhân, hay nhóm đôi, nhóm lớn hoặc chung cả lớp.
Giáo viên nên hiểu lô gô hướng dẫn chỉ có tác dụng định hướng cho các nhóm học
sinh hoạt động, không máy móc mà có thể điều chỉnh để hoạt động học của học sinh đạt
hiệu quả.
Lô gô làm việc cá nhân hiểu là cá nhân làm việc là chính. Nhưng khi làm xong có thể
đổi vở cho bạn để kiểm tra bài làm của nhau, hoặc báo cáo với nhóm kết quả mình đã
làm được.
Lô gô làm việc nhóm chủ yếu nhắc nhở học sinh hoạt động theo nhóm có sự tương
tác trong nhóm để cùng giải quyết một nhiệm vụ học tập nào đó. Có lô gô hoạt động
nhóm, thì mỗi học sinh vẫn phải suy nghĩ, phải làm việc cá nhân, nhóm không làm thay,
học thay cá nhân. Như vậy rất cần sự điểu chỉnh linh hoạt của giáo viên để hoạt động học
diễn ra tự nhiên, hiệu quả.
Lô gô Hướng dẫn HS
Có HD của GV
Làm việc nhóm
Có HD của người lớn
Làm việc CN
Làm việc cặp đôi
1. Mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học là đích học sinh phải hướng tới. Là những yêu cầu cơ bản về kiến
thức, kĩ năng mà học sinh phải biết rõ trước khi học và phải nắm được sau khi học.
Học sinh đọc kĩ mục tiêu bài học trong nhóm để cùng nhau xác định rõ hướng hoạt
động của cá nhân và của nhóm. Nếu cần, giáo viên nhắc lại mục tiêu bài học chung cho
cả lớp.
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động cơ bản là phần quan trọng nhất của bài học.
Hoạt động cơ bản có khoảng từ 4 đến 6 hoạt động nhỏ, nhằm hướng dẫn học sinh
tự tìm tòi, trải nghiệm, khám phá, phát hiện kiến thức mới qua các hoạt động học. Trong
hoạt động cơ bản, học sinh hoạt động theo nhóm là chủ yếu, có lúc hoạt động theo nhóm
đôi hoặc cá nhân, khi cần thiết có giáo viên hỗ trợ.
- 14 -
Giáo viên nghiên cứu trước bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị đủ đồ dùng học tập
cho các nhóm. Hoạt động cơ bản thường bắt đầu bằng các trò chơi, đố vui tạo không khí
thân thiện, vui vẻ trong lớp học.
Kết thúc hoạt động cơ bản, học sinh đã hoàn thành về cơ bản mục tiêu của bài. Đối
với bài học bố trí 2 tiết, hoạt động cơ bản thường kết thúc ở tiết 1.
Chú ý đặc thù bài học của các môn. Ví dụ :
Môn Tiếng Việt
Thông thường môn Tiếng Việt được bố trí mỗi tuần một bài học hoàn chỉnh một đơn
vị kiến thức, có tích hợp tất cả các phân môn của Tiếng Việt (gồm 3 bài: A, B, C). Trình tự
một bài học Tiếng Việt thường là: Đọc, Kể lại, Viết, Luyện tập từ ngữ, câu, Ghi nhớ.
– Đọc (nghe đọc, đọc từng đoạn, đọc cả bài, đọc hiểu)
– Kể lại văn bản đã đọc (nghe kể, tự kể một phần, kể cả bài)
– Viết (tập viết, viết một đoạn, nhìn viết, nghe viết)
– Luyện tập từ ngữ, câu (viết, đọc đúng chính tả, sử dụng đúng dấu câu, phát triển,
mở rộng vốn từ, …)
– Ghi nhớ những điều cơ bản của bài học.
Nhìn chung, một bài học Tiếng Việt tập trung vào 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc,
viết. Bốn kĩ năng được lồng ghép, tích hợp tự nhiên vào các bài, không tách bạch thành
các phân môn như Sách giáo khoa và cách dạy cũ. Không có kĩ năng nào bị coi nhẹ.
Hoạt động cơ bản ở bài A thường là tiếp cận với văn bản: nghe đọc, đọc, giải nghĩa
từ khó, nghe hướng dẫn đọc, tập đọc từng câu, đoạn, cả bài, bước đầu hiểu văn bản.
Hoạt động cơ bản ở bài B thường là kể lại câu truyện đã đọc : tập kể từng đoạn, kể
nối tiếp; thi kể; thể hiện mức độ hiểu văn bản hơn ở bài đọc là kể lại câu truyện theo ngôn
ngữ, cách diễn đạt của mình.
Hoạt động cơ bản ở bài C thường tích hợp cả đọc, kể, viết và luyện tập từ ngữ, câu.
Tất nhiên các bài đều có lồng ghép phần luyện từ ngữ, tập viết. Giáo viên linh hoạt tổ
chức lớp học cho tự nhiên, hiệu quả, không cần thực hiện cứng nhắc, máy móc các hoạt
động.
Môn Toán
Thông thường hoạt động cơ bản của môn Toán trải qua các bước sau: Làm, Nói, Viết,
Đọc, Ghi nhớ.
– Bắt đầu là các hoạt động vật chất bằng tay: làm việc với que tính, thẻ số, bảng các
chấm tròn, …( chẳng hạn loại bảng có 5 chấm tròn, lấy 1 lần, 2 lần, 3 lần,…);
- 15 -
– Tiếp theo là hoạt động bằng lời nói: nói việc đã làm ( 5 lấy 3 lần được mười lăm);
– Rồi đến viết kết quả đã làm được (viết bảng nhân 5);
– Đọc kĩ kết quả làm được (đọc bảng nhân 5);
– Ghi nhớ kết quả làm được (nhớ bảng nhân 5).
Môn TN&XH
Thông thường hoạt động cơ bản của môn TN&XH diễn ra theo trình tự: Quan
sát vật thật, Quan sát mô hình hoặc tranh vẽ, Nhận xét và trả lời, Liên hệ với thực tế,
Ghi nhớ.
– Quan sát (sờ, nhìn, ngửi vật thật), nếu không có vật thật thì quan sát mô hình,
tranh vẽ;
– Nêu đặc điểm, nói tên các bộ phận, cấu tạo, …qua nhận xét, trả lời, thực hành,…
– So sánh, phân tích, liên hệ thực tế,…
– Ghi nhớ.
Tất nhiên quy trình này rất linh hoạt, không nhất thiết phải đầy đủ và đúng thứ tự
như trên.
3. Hoạt động thực hành
Hoạt động thực hành hướng dẫn học sinh áp dụng trực tiếp kiến thức đã hình thành ở
hoạt động cơ bản (khoảng 4 đến 7 hoạt động) nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
Với hoạt động thực hành, chủ yếu học sinh làm việc cá nhân. Học sinh tự mình hoàn
thành những bài tâp, bài thực hành. Nhóm đôi có tác dụng để hai học sinh ngồi cạnh nhau
chia sẻ, kiểm tra bài làm của nhau. Có những bài thực hành được tổ chức hoạt động
chung cho cả lớp để lớp học vui ; các nhóm thi đua làm nhanh, làm đúng, trả lời hay.
Nhóm trưởng bao quát tiến độ hoàn thành công việc của nhóm, trao đổi thống nhất
trong nhóm và báo cáo thày, cô giáo.
Giáo viên quan sát, đánh giá kết quả học tập của học sinh qua hoạt động thực hành.
Cần tập trung quan sát, đánh giá các kĩ năng cơ bản (nói, đọc, viết, tính toán, diễn đạt,
trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) của học sinh, thông qua đó đánh giá năng lực,
sự phát triển của mỗi học sinh qua từng bài học.
Kết thúc hoạt động thực hành là mục tiêu bài học đã hoàn thành.
4. Hoạt động ứng dụng
Hoạt động ứng dụng hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế (khoảng 1
đến 2 hoạt động) cùng sự giúp đỡ của người lớn (cha, mẹ, anh, chị,…) và thường được
đánh giá trước khi vào bài mới của tiết học sau.
- 16 -
- Home>
- Hướng dẫn tổ chức Sinh hoạt chuyên môn tại các trường thực hiện mô hình trường học mới tại việtnam (VNEN)