Posted by : amakong2 Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

061. Trọng tâm của cơ thể người ta có thể ở ngoài cơ thể được không, và nếu có, thì trong những trường hợp nào? Hình 12 057. Khi tì chân phải và vai phải vào tường (Hình 13), người ta có thể nhấc chân trái lên mà không mất cân bằng được không? 058. Khi nào trọng tâm của cây ở vị trí cao hơn: mùa hè hay mùa thu khi lá rụng? 059. Trong rừng rậm, cây cối thường bị gió quật đổ, nhưng ở ngoài đồng trống trải, nơi có gió thổi mạnh hơn nhiều, thì cây cối lại rất ít bị đổ. Điều đó giải thích như thế nào? 060. Cây tùng và cây thông, cây nào có tư thế vững chắc hơn. ườ ị Ặ 21 Hình 13 062. Bạn hãy giải thích, tại sao khi nhảy trượt tuyết có dốc lấy đà, lực cản của không khí trong một số trường hợp đã ép vận động viên sát ườ ị Ặ 22 xuống đất, một số trường hợp khác có khuynh hướng lật nhào người trượt tuyết ra đằng sau? 063. Tại sao khi xuống núi, vận động viên trượt tuyết cần hơi khom mình xuống? (Hình 14). Hình 14 064. Con ong vẽ, khi dùng ngòi đốt, có thể tạo ra một áp suất bằng bao nhiêu? 065. Nhiều xương của động vật và người (ví dụ xương đùi), ở đầu xương phình to hơn. Bạn ườ ị Ặ 23 hãy giải thích ý nghĩa của chỗ phình đó? (Hình 15). 066. Người ta biết rằng, những con hải ly thường hay gặm nhấm các cây cối có thân to. Tại sao răng con hải ly gặm nhiều mà không bị cùn đi. 067. Tại sao loài nai An-xet có thể chạy dễ dàng trên những cánh đồng lầy lội mà những động vật lớn khác thì bị sa lầy? 068.Tại sao nằm võng thấy tương đối êm, mặc dù võng lại làm bằng những dây khá xù xì? 069. Bằng cách nào mà nhiều động vật xác định được độ lệch so với vị trí cân bằng? 070. Cá voi sống dưới nước, những thở bằng phổi. Tuy có phổi, cá voi vẫn không thể sống nổi một giờ, nếu tình cờ nó bị dạt lên bờ. Tại sao? 071. Nếu kéo nhanh một con cá sống ở sâu dưới nước lên mặt biển, thì các cơ quan bên trong của cá bị phồng lên và cá sẽ chết (Hình 16). Có thể giải thích điều này như thế nào? 072. Tại sao cá có thể hô hấp bằng ô-xy hòa tan ở trong nước? ườ ị Ặ 24 073. Loại không khí nào giàu ô-xy hơn: không khí chúng ta hô hấp hay không khí cá hô hấp? 074. Tại sao cá sống trong bể nuôi thỉnh thoảng lại bơi lên mặt nước? 75. Các thầy thuốc đã dùng áp kế để đo huyết áp trong người như thế nào? 076. Huyết áp của người bằng bao nhiêu mmHg? 077. Hầu hết những cây rong biển có thân mảnh, dễ uốn. Tại sao chúng lại không cần thiết phải có thân cứng rắn? 078. Bạn hãy tính xem, một người có diện tích bề mặt cơ thể là 2 m2 chịu một áp lực khí quyển là bao nhiêu? 079. Áp suất của khí do chúng ta thở ra và hít vào lớn hơn áp suất khí quyển là bao nhiêu? 080. Nếu đặt quả táo đã bị nhăn dưới nắp bơm và hút hết không khí, thì vỏ quả táo lại căng ra. Tại sao? 081. Áp suất không khí có ý nghĩa gì đối với các khớp xương trong cơ thể chúng ta? Hình 15 ườ ị Ặ 25 ườ ị Ặ 26 Hình 16 082. Tại sao trên núi cao các khớp xương lại hoạt động kém, các chi trở nên khó điều khiển, dễ xảy ra trẹo khớp? 083. Trong một số bệnh, người ta dùng bình giác đặt vào người bệnh. Dựa trên những định luật vật lý, hãy giải thích tác dụng của bình giác (Hình 17). 084. Lúc cất cánh và trước khi hạ cánh, người phục vụ trên máy bay phân phát cho hành khách kẹo để nhằm mục đích gì? ườ ị Ặ 27 Hình 17 085. Các pháo thủ lúc bắn phải há mồm để làm gì? 086. Do đâu mà các chỗ chai cứng ở chân lại bị đau trước khi trời mưa? 087. Chắc là khi bạn thu hoạch các cây có củ (cải củ trắng, cải củ đỏ …) đều nhận thấy là, những cây mọc nơi đất đen và đất cát nhổ lên dễ dàng, còn những cây mọc chỗ đất sét ẩm ướt lại khó nhổ. Tại sao lại khác nhau như vậy? ườ ị Ặ 28 088. Trong các biển và đại dương có một loại cá dính rất kỳ lạ. Con cá kỳ quái này gắn chặt vào các vật khác nhau, đặc biệt là hay dính vào cá mập và tàu biển với một lực rất khó mà tách ra được. Nhờ những lực nào mà cá dính đã gắn chặt được vào những vật đang chuyển động? 089. Bạn hãy giải thích cơ chế vận động của con đỉa trên bề mặt cứng. 090. Mọi người đều biết một con ruồi có thể bò dễ dàng trên trần nhà. Nó có thể bò như thế trong chân không chăng? 091. Nhờ lực nào mà các hạt dẻ rừng đã chín vẫn giữ được ở trong “đài hoa”, sau khi mô liên kết đã chết? 092. Con bò cái là động vật thuộc bộ guốc chẵn, con ngựa là động vật thuộc bộ guốc lẻ. Khi đi lại trên đầm lầy và các nơi lầy lội thì con bò dễ nhấc chân lên, còn con ngựa phải khó nhọc lắm mới nhấc nổi chân. Tại sao? 093. Tại sao khi ta ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên các núi cao, thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân? 094. Bộ máy hô hấp của người hoạt động như thế nào? ườ ị Ặ 29 095. Tại sao khi lên cao nhanh quá, ví dụ ngồi trong máy bay, người ta thấy “nặng tai”? 096. Như mọi người đã biết: người ta bơm liên tục không khí vào trong bộ quần áo của người thợ lặn làm việc dưới sâu, ở đó người thợ phải chịu một áp suất lớn. Lớp không khí này có tác dụng chống lại áp suất của nước ép lên áo và ngăn không cho nước làm bẹp áo. Nhưng chính không khí trong bộ quần áo của người thợ lặn lại ép lên mọi phía với một lực như nhau. Do đó, người thợ phải chịu một áp suất lớn, không khí sẽ ép người thợ lặn; nhưng thực ra, điều đó lại không xảy ra. Nguyên nhân ở đây là gì? 097. Do đâu người thợ lặn chỉ cảm thấy đau lúc lúc mới lặn xuống nước, hoặc lúc nổi lên mặt nước, còn cảm giác đó lại không thấy có lúc ở dưới sâu. 098. Con voi có thể ở dưới nước và thở qua chiếc voi thò lên mặt nước (Hình 18). Nhưng tại sao nhiều người thử bắt chước con voi, thay cái vòi bằng ống cao su dài (Hình 19) đặt sát vào miệng thì thầy có máu chảy từ mồm, mũi, tai ra ngoài, và hậu quả là người bị ốm nặng? ườ ị Ặ 30 Hình 18 Hình 19 099. Con voi đã lợi dụng áp suất không khí như thế nào mỗi khi nó bắt đầu uống nước? 100. Xương người bị nén, bền vững đến mức độ nào? ườ ị Ặ 31 ườ ị Ặ 32

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -