Sáng kiến kinh nghiệm CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 20142015
Chủ đề 3: KINH NGUYỆT BÌNH THƯỜNG VÀ BẤT THƯỜNG Ở TUỔI
VỊ THÀNH NIÊN
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài do thay
đổi hormone (còn gọi là nội tiết tố) sinh dục nữ của buồng trứng. Kinh nguyệt
là biểu hiện sự trưởng thành và bắt đầu hoạt động của buồng trứng và người
phụ nữ bắt đầu có khả năng có thai, là một trong những dấu hiệu quan trọng
biểu hiện dậy thì.
Chu kỳ kinh nguyệt
Tuổi có kinh lần đầu của các trẻ gái thường bắt đầu là 13 - 16 tuổi. Những
năm gần đây, xu hướng có kinh sớm hơn, có trẻ hành kinh lúc 11 - 12 tuổi. Nếu có
kinh trước 10 tuổi gọi là hành kinh sớm và thường là bệnh lý. Nếu có kinh sau 16
tuổi là có kinh muộn. Nếu sau 18 tuổi chưa có kinh thì được gọi là vô kinh nguyên
phát. Nếu hành kinh mà thời gian ra huyết kéo dài hơn 7 ngày gọi là rong kinh.
Rong kinh rất hay gặp trong năm đầu khi bắt đầu hành kinh, nguyên nhân thường
là do vòng kinh không phóng noãn. Một vòng kinh hay còn gọi là chu kỳ kinh từ
28 - 30 ngày. Thời gian hành kinh 3 - 4 ngày. Lượng huyết kinh thường nhiều vào
ngày thứ nhất và thứ hai. Tổng số huyết kinh khoảng 60 - 80ml.
Hành kinh muộn
Những trường hợp trên 16 tuổi mới hành kinh lần đầu tiên gọi là hành kinh
muộn. Lượng huyết kinh có thể ít hơn so với những người khác. Nguyên nhân
hành kinh muộn là do dậy thì muộn, buồng trứng kém phát triển, hoặc phát triển
muộn. Thường là do dinh dưỡng kém, người bé nhỏ, gầy yếu hoặc do bệnh tật nên
cơ thể kém phát triển.
Rong kinh tuổi dậy thì
Rong kinh tuổi dậy thì là những trường hợp thời gian hành kinh kéo dài trên
7 ngày, hậu quả làm cho các em xanh xao thiếu máu, người mệt mỏi. Vì ra uyết
kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên các em dễ bị viêm
đường sinh dục. Viêm nhiễm có thể lan tỏa lên hai vòi tử cung, (vòi trứng) làm hẹp
hoặc tắc gây mang thai ngoài tử cung hoặc vô sinh sau này. Mặt khác, rong kinh có
thể gây rối loạn phóng noãn (rụng trứng), cũng là một nguyên nhân gây vô sinh.
Vô kinh tuổi dậy thì
Vô kinh tuổi dậy thì là khi quá 18 tuổi mà vẫn chưa hành kinh. Nguyên nhân
do rối loạn nội tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng và bất thường về
phát triển của bộ phận sinh dục.
Rối loạn nội tiết: Đây là một loạt hội chứng liên quan chặt chẽ từ não đến
buồng trứng rất khó điều trị. Biểu hiện tính chất sinh dục phụ bên ngoài không phát
triển như: vú nhỏ, không có lông mu, lông nách, âm hộ nhỏ.
11
Bất thường về phát triển của bộ phận sinh dục: là những trường hợp không
phát triển một phần hoặc hoàn toàn bộ phận sinh dục. Nếu bộ phận sinh dục không
phát triển hoàn toàn thì không có hiện tượng kinh nguyệt, ví dụ như không có tử
cung hoặc không có buồng trứng.
Một số loại bế kinh thường gặp
- Bế kinh do màng trinh không thủng: là những trường hợp bộ phận sinh dục
phát triển bình thường nhưng màng trinh dày, không thủng nên huyết kinh không
thoát ra ngoài được.
- Bế kinh do âm đạo có vách ngăn: vì trong âm đạo có vách ngăn ngang
hoặc âm đạo không phát triển ở đoạn dưới nên huyết kinh không chảy ra ngoài
được.
- Bế kinh do không có âm đạo: do bộ phận sinh dục chỉ có tử cung và buồng
trứng nhưng không có âm đạo nên huyết kinh bị đọng lại trong tử cung và tràn lên
vòi tử cung.
Những triệu chứng gợi ý bế kinh: đến tuổi dậy thì có đau bụng vùng dưới
đều đặn hàng tháng, mỗi lần đau kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó trở lại bình thường.
Những lần đau sau tăng hơn lần đau trước. Năm sáu lần đau như vậy sẽ thấy một
khối ở trên xương mu, nhiều khi đau căng, quằn quại, các cháu kêu khóc do quá
sức chịu đựng. Nếu bế kinh do màng trinh không thủng thì thấy nặng, căng tức ở
âm hộ, khi vạch hai môi bé ở âm hộ thấy huyết kinh làm giãn căng màng trinh và
có màu tím.
Hậu quả của bế kinh: do huyết kinh không thoát ra được, ứ đọng lại sẽ làm căng
phồng tử cung, rồi huyết kinh tràn lên vòi tử cung, làm tử cung và vòi tử cung giãn
căng, phá hủy niêm mạc tử cung và vòi tử cung nên không thể có thai được. Huyết
kinh ứ đọng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể làm nhiễm
khuẩn rồi vỡ và sẽ gây viêm ổ bụng. Có thể vỡ vòi tử cung do căng giãn quá mức.
Phòng ngừa
Để phòng tránh những bất thường kinh nguyệt tuổi vị thành niên, khi thấy
các em gái tuổi 13 - 16 mà chưa hành kinh hoặc đau bụng hàng tháng có tính chất
chu kỳ mà không hành kinh hay có bất kỳ một băn khoăn nào, bố mẹ và người thân
nên đưa các em đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn. Nếu các cháu bị rong kinh
phải đưa các cháu đến khám bệnh ở những phòng khám huyên khoa để điều trị
sớm, tránh rối loạn phóng noãn sẽ gây vô sinh.
12
Chủ đề 4: CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG
TRÁNH
Ở chủ đề này người tư vấn cung cấp cho các em một số kiến thức
về các bệnh lây qua đường tình dục thông thường:
* Trùng roi (trichomonas)
Khi nhiễm loại ký sinh trùng này, nam giới thường không có triệu chứng,
chỉ một số ít người thấy dương vật tiết mủ, tiểu buốt. Bệnh ở nam giới thường tự
hết mà không cần chữa trị, nhưng cũng có một số trường hợp trùng roi lan truyền
sang tuyến tiền liệt, thậm chí gây vô sinh.
Đa số phụ nữ khi nhiễm trùng roi thì dịch âm đạo ra nhiều, màu vàng xanh,
hôi, ngứa âm đạo, một số người còn đau khi tiểu tiện, giao hợp. Cũng có người
mang trùng roi mà không có triệu chứng gì. Phụ nữ mang thai nhiễm trùng roi dễ
đẻ non hoặc đẻ con thiếu cân.
Bác sĩ có thể phát hiện trùng roi và điều trị dễ dàng bằng kháng sinh đặc hiệu.
* Lậu và chlamydia
Đây là hai bệnh hay đi kèm với nhau. Lậu và chlmaydia thường nhiễm vào
cổ tử cung phụ nữ và đường tiết niệu nam giới, ngoài ra cũng có thể có ở trực tràng
(bên trong hậu môn) và cổ họng. Đa số nam giới nhiễm các bệnh này đều có hiện
tượng ra mủ ở dương vật, tiểu buốt. Nữ giới kém may mắn hơn, chỉ có một số ít
phụ nữ tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu buốt hoặc đau bụng dưới, còn đa số không
có biểu hiện gì nên không biết mình bị bệnh.
Cả hai bệnh đều có thể gây ra những hậu quả tai ác. Nữ giới nhiều người vì
không biết, không điều trị mà bị viêm phần phụ, đến lúc phát hiện thì đã bị tắc ống
dẫn trứng, chửa ngoài tử cung. Nếu đang mang thai mà nhiễm các bệnh này, bạn
nhất thiết cần đi khám bác sĩ chuyên khoa và xin lời khuyên về việc sinh đẻ, vì
bệnh có thể lây sang bé khi bạn sinh. Cả hai bệnh đều có thể làm cho bé bị đau
mắt, mù mắt nếu không điều trị kịp thời. Chlmaydia còn có thể làm cho bé bị viêm
phổi. Nam giới bị một trong hai bệnh này nếu không điều trị sớm thì có thể viêm
ống dẫn tinh và mào tinh, có khi dẫn đến vô sinh. Lậu không được điều trị còn có
thể biến chứng đến các khớp xương, đến tim, đến não.
Không phải tất cả những người bệnh mắc bệnh lậu khi xét nghiệm đều phát
hiện ra bệnh, đặc biệt là nữ giới. Việc xét nghiệm Chlmaydia thì rất tốn kém và
hiếm nơi có điều kiện thực hiện. Do đó, cách chữa phổ biến là chuẩn đoán bệnh
lậu, sau đó điều trị đồng thời cả hai bệnh. Lậu và Chlmaydia có kháng sinh đặc
biệt, nếu phát hiện khi chưa biến chứng thì có thể chữa không mấy khó khăn.
13
* Giang mai
Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm, phát triển theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn sớm: Khoảng 10-90 ngày sau khi nhiễm xoắn khuẩn, bạn có một vết
loét dày ở bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục hoặc ở hậu môn (cũng có khi
trên cổ tử cung, miệng và những nơi khác). Vết loét thường không gây đau, không
có mủ nên bạn có thể không để ý. Chúng tự biến mất trong khoảng 2-6 tuần. Bạn
thường thấy hạch vùng bẹn to nhưng không đau.
- Giai đoạn hai: Nhiều tháng sau, bạn có thể có một vài triệu chứng như sốt, suy
nhược cơ thể, người nổi các vết màu hồng đỏ gọi là đào ban (hết trong vòng vài
tháng). Sau đó, các sẩn giang mai nổi cao trên mặt da. Các sẩn trợt, sẩn phì đại
chứa rất nhiều vi trùng, xuất hiện ở các cơ quan sinh dục, hậu môn và miệng. Rất
có thể bạn qua giai đoạn này mà không hề có triệu chứng.
- Giai đoạn muộn: Nếu không chữa trị, nhiều năm, thậm chí hàng chục năm sau,
bệnh có thể biến chứng vào các cơ quan, gây các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim,
mù, điếc, liệt... và dẫn đến tử vong.
Ngoài đường lây chính là đường tình dục, giang mai còn có thể lây từ mẹ sang con
trong khi mang thai và sinh nở, có thể dẫn đến thai chết lưu, trẻ bị dị tật bẩm sinh
hoặc chết sau khi đẻ.
Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách thử máu. Khi đã xác định là có bệnh, bạn phải
chữa bằng thuốc đặc trị, liều lượng phụ thuộc vào mức độ bệnh.
* Mụn rộp sinh dục
Đây là bệnh do virus Herpes gây ra. Herpes có nhiều chủng, gây bệnh ở
nhiều nơi trên cơ thể, như trên môi, trong miệng, ở các khe. Riêng chủng HSV-2
thường nhiễm vào cơ quan sinh dục. Đa số người nhiễm không có biểu hiện gì, chỉ
một số bệnh nhân có triệu chứng. Triệu chứng khi mới nhiễm là sốt, đau đầu, mệt
mỏi, tiểu đau, âm đạo hay đường tiết niệu tiết dịch nhiều, sưng hạch ở háng, cơ
quan sinh dục và hậu môn nổi lên các nốt mụn rộp, rất ngứa và rát.
Sau đó, các triệu chứng tự mất đi, các nốt mụn tự lành, nhưng virus còn tồn
tại trong cơ thể bạn suốt đời. Thỉnh thoảng, bạn lên mụn rộp, sau đó lành, rồi một
thời gian lại xuất hiện mụn mới. Khi bạn làm việc quá căng thẳng, suy nghĩ nhiều,
ốm đau, virus có thể bị kích thích mà tái hoạt động, làm phát sinh các mụn rộp.
Virus ở cơ thể bạn có thể lây sang người khác khi bạn đang có mụn và trong thời
gian một, hai ngày trước và sau khi có mụn.
Ở nam giới, bệnh này chỉ khó chịu chứ không gây tác hại lớn. Nhưng ở nữ
giới, bệnh có thể truyền cho con khi bạn mang thai, sinh đẻ, có thể gây đẻ non.
Đứa trẻ sinh ra sẽ yếu hoặc nhiễm bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng, bị các dị
tật thần kinh bẩm sinh.
14
Bác sĩ có thể cho thuốc để mụn đỡ đau, mau lành, nhưng không có thuốc nào loại
trừ được virus, chữa khỏi bệnh cho bạn được.
* Virus papilloma
Đây là một loại virus thường gặp. Một số chủng papilloma gây mụn cơm ở
tay, chân, một số chủng khác lây qua đường tình dục. Nhiều người nhiễm mà
không có biểu hiện gì, nhưng cũng có nhiều người (cả nam và nữ) phát bệnh sùi
mào gà.
Khoảng 1-6 tháng sau khi nhiễm virus, ở cơ quan sinh dục xuất hiện các nốt
sùi, nếu lớn thì trông như mào gà. Phụ nữ mang thai nếu có sùi trong âm đạo thì
việc sinh nở có thể rất khó khăn vì các nốt sùi cản đường ra của bé, đồng thời bé có
thể nhiễm virus của bạn.
Bác sĩ thường xử lý các nốt sùi bằng cách bôi hoá chất, áp nitơ lỏng, cắt...
Đáng buồn là không có thứ thuốc nào giúp bạn loại bỏ được thứ virus này, nên dù
đã chữa rồi, sùi vẫn có thể mọc lên.
Một số chủng papilloma có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật,
dù bạn có biểu hiện sùi mào gà hay không.
* Bệnh hạ cam
Bệnh này do trực khuẩn Ducrey gây ra. Triệu chứng là những vết loét đau,
có mủ ở bên ngoài hoặc bên trong cơ quan sinh dục hoặc ở hậu môn, thường kèm
theo nổi hạch ở bẹn. Nếu chỉ bị loét bên trong thì bạn không nhìn thấy vết loét,
nhưng có thể tiểu buốt, đau khi đi ngoài và khi giao hợp, tiết dịch bất thường, chảy
máu ở hậu môn. Bệnh có kháng sinh đặc hiệu.
* Rận mu
Rận mu là ký sinh trùng sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục, gây ngứa ngáy
rất khó chịu, và lây qua quan hệ tình dục. Nếu bạn bị rận mu, bạn có thể cạo lông
vùng sinh dục để loại bỏ rận. Bạn sẽ ngứa ngáy khó chịu khi lông mọc trở lại. Một
cách điều trị đơn giản hơn là bôi thuốc DEP, cũng rất hiệu quả.
* Ghẻ
Ghẻ là ký sinh trùng ăn vào da, gây ngứa ngáy. Ghẻ lây qua bất cứ hình thức
tiếp xúc da nào, có thể sinh sống ở bất cứ nơi nào trên da. Nếu bị nhiễm ghẻ ở khu
vực sinh dục, bạn có thể truyền bệnh cho bạn tình. Để điều trị, bạn hãy bôi thuốc
DEP, chú ý vệ sinh quần áo, chăn chiếu, đồng thời điều trị cho những người khác
trong gia đình.
15
•
Bệnh không phải ở hệ sinh dục mà lây qua đường tình dục
* Viêm gan B
Virus viêm gan B gây bệnh ở gan nhưng lây qua dịch sinh dục và qua máu.
Bạn có thể nhiễm virus mà không có biểu hiện gì. Cũng có thể sau khi nhiễm từ 6
tuần đến 6 tháng, bạn phát bệnh gan, có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, tiểu
sẫm màu. Bệnh có thể trở thành mạn tính, gan yếu dần, có thể dẫn đến xơ gan, ung
thư gan và tử vong.
Tốt nhất, bạn hãy đi thử máu để biết mình có nhiễm virus viêm gan B
không. Nếu không, bạn hãy tiêm vacxin phòng bệnh ngay để không bao giờ mắc
phải căn bệnh tai ác này. Còn nếu bạn là người mang mầm bệnh viêm gan B, hãy
lưu tâm phòng ngừa cho người khác. Bệnh viêm gan B không có thuốc đặc hiệu.
Nếu nhiễm virus này khi đang có thai, bạn hãy cho bác sĩ biết để tiêm chủng cho
con bạn ngay sau khi sinh.
* HIV/AIDS
Căn bệnh này phá hoại sức đề kháng, cướp đi mạng sống con người, hiện y học
còn chưa tìm ra cách chữa trị hiệu quả.
Chủ đề 5:
TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
TRONG CUỘC SỐNG
Ở chủ đề này người tư vấn khuyến khích các em đặt câu hỏi mình thắc mắc để
được giải đáp.
Những câu hỏi của học sinh và người tư vấn trả lời:
Mỗi tháng khi đến kì hành kinh thì em cảm thấy rất mệt mỏi, đau bụng dữ dội
và ra rất nhiều máu, em rất lo lắng về hiện tượng này?
Mệt mỏi và đau khi hành kinh:
Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là
đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi
bình thường về hormon trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm
sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết
sau khi sinh con.
Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị. Với vị
thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ
học. Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể là
triệu chứng của một bệnh lí nào đó.
16
- Home>
- Sáng kiến kinh nghiệm CÔNG TÁC TƯ VẤN SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH NỮ Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Năm học 20142015