Posted by : amakong2 Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” Giải pháp 2: Cảm thụ tác phẩm văn học từ góc nhìn so sánh 3.2.1. Khái luận chung: Tính liên văn bản cũng đem đến cho việc tìm hiểu tác phẩm văn học từ góc nhìn so sánh. Bởi vì như R. Barthes đã cho rằng: “Mọi văn bản đều là liên văn bản với một văn bản khác, nhưng không nên hiểu theo kiểu là văn bản có một nguồn gốc nào đó, mọi sự tìm kiếm cội nguồn và ảnh hưởng là phù hợp với huyền thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm bắt được, nhưng thực sự đã từng được đọc…”. Bất kỳ một văn bản nào cũng được hiểu như một không gian đa chiều, nơi có rất nhiều văn bản va đập và xáo trộn vào nhau mà không một cái nào là gốc cả. Chính vì vậy mà khi đọc một văn bản văn học, khi nghiên cứu về một vấn đề văn học nào đó, chúng ta hay có sự liên tưởng đến những tác phẩm khác, tác giả khác, hay cũng có thể tác phẩm đó gợi nhớ về một cuốn phim, một bức họa…Và tất nhiên, trong miền liên tưởng đó sẽ có sự so sánh để tìm ra những nét tương đồng hay khác biệt, để tìm ra sự sáng tạo độc đáo của người đến sau và khẳng định sự đóng góp của họ cho nền văn học dân tộc. Trong một bài văn của học sinh giỏi, rất cần thiết có sự liên hệ mở rộng giữa tác phẩm này với tác phẩm khác, giữa tác giả này với tác giả khác, giữa nhân vật này với nhân vật khác… Có thể mở rộng sự so sánh giữa hai giai đoạn văn học, so sánh để làm rõ sự ảnh hưởng của nền văn học giữa các nước… Có như vậy thì bài viết của học sinh giỏi mới thể hiện được kiến thức sâu rộng của mình và còn tạo nên sự thuyết phục cao đối với người đọc. Đề thi học sinh giỏi đã từ lâu đều có dạng so sánh, có khi ở dạng ẩn, nhưng có khi thao tác so sánh được nêu ra trong đề một cách rõ nét. Trong bốn, năm năm trở lại đây, đề thi tốt nghiệp, đại học cũng xuất hiện nhiều dạng đề so sánh. Và đặc biệt, trong đề thi THPT Quốc Gia năm nay (2015-2016), rất chú trọng về dạng đề so sánh ở câu nghị luận văn học. Điều đó cho ta thấy sự cần thiết của việc áp dụng tính liên văn bản từ góc nhìn so sánh trong giảng dạy Ngữ Văn nói chung, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. III.2. 3.2.2. Ví dụ minh họa: Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm 2008-2009 lớp 12, câu 12 điểm như sau: Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 11 Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” “Sự gặp gỡ tuyệt đẹp của tâm hồn và khí phách Việt Nam giữa Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) và bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)”. Ở đề trên yêu cầu so sánh thể hiện rõ nét. Nhưng ở đây, chủ yếu làm rõ “sự gặp gỡ tuyệt đẹp”, nói ít về nét khác nhau. Để giải quyết đề này, ngoài kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội khi ra đời hai tác phẩm; kiến thức cơn bản về hai tác phẩm được yêu cầu, học sinh phải được bồi dưỡng kĩ năng so sánh, tổng hợp cả một chiều dài tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Cùng là những sáng tác ra đời trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng hai bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861 - Nguyễn Đình Chiểu) và bài thơ Tây Tiến (1948 - Quang Dũng) cách nhau gần cả thế kỉ. Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho, nhà thơ yêu nước. Sáng tác của ông ngợi ca cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chúng vừa đặt chân lên đất nước. Câu thơ trong bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta thông điệp này : “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây. Một bàn cờ thế phút sa tay…” . Còn bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) được viết từ tâm hồn của một người lính hào hoa, lãng mạn với hồn thơ phóng khoáng, đậm chất lính. Bài thơ được viết vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi đang tiến gần đến chiến thắng Điện Biên Phủ, khép lại thời kì chống Pháp oanh liệt của dân tộc. Dù cả hai nhà thơ đều khắc họa hình tượng người lính với xuất thân lai lịch khác nhau, nhưng đều đã thành công khi vẽ nên nét đẹp tâm hồn và khí phách Việt Nam, một vẻ đẹp vượt thời gian làm nên tầm vóc một dân tộc. Vẻ đẹp đó gặp nhau ở lí tưởng sống cao đẹp: “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, ““một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất mà tiếng vang như mõ…chẳng qua là dân ấp, dân lân vì mến nghĩa làm dân chiêu mộ…”; ở tấm lòng vì nghĩa lớn; ở tinh thần hiên ngang, kiên cường trên trận tuyến, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, ở vẻ đẹp bi tráng, kiêu hùng vượt lên cả những khó khăn, hiểm nguy luôn đe dọa… Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm 2002-2003 lớp 12 chỉ một câu như sau: “Phân tích sự trùng hợp tuyệt đẹp trong cảm hứng về hình tượng đất nước và những sắc thái riêng biệt của mỗi hồn thơ qua hai tác phẩm “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm và “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi.” Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 12 Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” Với đề này thì thao tác so sánh đã được nêu ra một cách rõ ràng: “sự trùng hợp tuyệt đẹp” và “ những sắc thái riêng biệt”. Để giải quyết đề này yêu cầu học sinh phải có kiến thức về thơ ca yêu nước thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Bởi cả hai tác giả, tác phẩm được nêu trong đề cùng một thời kì sáng tác. Kiến thức về hai tác giả, hai bài thơ và một số bài thơ khác cùng thời. Quan trọng là học sinh làm rõ được sự giống nhau trong cảm hứng viết về hình tượng Đất Nước và khác nhau của mỗi hồn thơ trong cách cảm nhận về đất nước. Đồng thời phải lí giải một cách thuyết phục. Vậy, ngoài kiến thức căn bản về hai nhà thơ, hai tác phẩm, thời kì văn học, học sinh phải có năng lực tư duy, năng lực tổng hợp kiến thức để so sánh và rút ra những nhận định đúng đắn. Khi dạy bồi dưỡng cho học sinh, giáo viên cần cung cấp các em những kiến thức về các tác phẩm khác trước và sau Hoàng Cầm và Nguyễn Đình Thi cùng viết về đề tài đất nước. Văn học trung đại thì có bài Nam Quốc Sơn Hà (Lí Thường Kiệt), Vận nước ( Nguyễn Trường Tộ), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi), Văn tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)… Văn học hiện đại thời kì sau thì có Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? (Chế Lan Viên)… Sau đó đi vào so sánh trọng tâm hai tác phẩm mà đề yêu cầu. Sự trùng hợp ở đây phải chăng là các nhà thơ đều ấp ủ một đề tài rộng lớn, cùng xuất phát từ tình cảm yêu nước, từ tinh thần tự hào, tự cường dân tộc… Nhưng sắc thái riêng biệt của mỗi hồn thơ là hình tượng đất nước hiện lên trong thơ ca xưa vừa hùng vĩ, tráng lệ, vừa thiêng liêng, nhưng xa vời, trừu tượng. Còn trong thơ ca sau này hình tượng đất nước hiện lên thật gần gũi, bình dị. nó như hơi thở hàng ngày mang lại sự sống cho mỗi cuộc đời riêng, nó là “gốc lúa, bờ tre hồn hậu”, là “lúa nếp thơm nồng”, là đàn con thơ kinh hoàng bởi tiếng súng ùa về trong cả những giấc mơ: “Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm. Ú ớ cơn mê. Thon thót giật mình. Bóng giặc giày vò những nét môi xinh”; là người mẹ già quảy gánh hàng rong bước chông chênh trong làn mưa bom lửa đạn của kẻ thù…Chính vì gần gũi như vậy nên khi đất nước rơi vào tay giặc mới đem lại sự cảm nhận về nỗi đau rất cụ thể: “Đứng bên này sông sao nhớ tiếc. Sao xót xa như rụng bàn tay!”; Vàniềm vui, niềm tự hào khi được làm chủ đất nước cũng rất cụ thể: Trời xanh đây là của chúng ta Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 13 Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa… (Đất nước – Nguyễn Đình Thi) Trong nền văn học Việt Nam, có rất nhiều vấn đề mà khi nghiên cứu chúng ta phải dặt trong mối quan hệ so sánh. Các nhà văn, nhà thơ có tác phẩm viết về cùng đề tài: Các nhà văn hiện thực phê phán viết về hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng tám năm 1945: Ngô Tất Tố -Nguyễn Công Hoan – Nam Cao... Các nhà thơ hiện thực trào phúng: Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… Các nhà văn cùng có tác phẩm viết về hình tượng nhân vật nữ thành công: Kim Lân,Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu… Các nhà thơ trong phong trào thơ mới: Tản Đà, Xuân Diệu, Huy Cận , Hàn Mặc Tử, Thế Lữ, Chế Lan Viên… Các nhà thơ cách mạng: Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi… Nhà văn viết thành công về vẻ đẹp dòng sông quê hương đất nước: Nguyễn Tuân , Hoàng Phủ Ngọc Tường… Ngoài ra, khi dạy học sinh giỏi, giáo viên cần hướng dẫn học sinh so sánh nền văn học giữa các nước có ảnh hưởng, có giao thoa qua lại với nhau. Như khi phân tích bức tranh hiện thực thu nhỏ của xã hội Tây – Tàu nhố nhăng, của lối sống đua đòi đến mức lố lăng, đồi bại trong Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng, chúng ta có thể so sánh với Lão Gôrio của nhà văn hiện thực Pháp cùng thời – Honore de Bandac. Cụ thể trong đoạn trích được học ở sách giáo khoa, cảnh đám tang cụ cố Tổ, có thể so sánh với đám tang lão Gorrio. Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 14 Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tìm đọc và trả lời theo bảng gợi ý so sánh như sau: Một số chi tiết để Số đỏ (Vũ Trọng so sánh Phụng) Lão Gorio (H. Bandac) Thời gian 7h sáng 5h chiều Không gian - Thành phố đông đúc, - Ngoại ô Paris huyên náo - Pháp - Việt Nam Người quá cố Cụ cố Tổ Người cha, lão Gôrio Số lượng người Vài ba trăm người, có - Không có người thân, đi đưa cả đại gia đình con chỉ có 6 người không họ cháu. hàng, hai xe treo gia hiệu hai cô con gái nhưng không có người ngồi, chỉ có đám gia nhân theo sau xe. - Không có người thân. Cảnh hạ huyệt - Cậu Tú tân trổ tài đạo diễn cho nhiều người thi nhau chụp ảnh trên những ngôi mộ khác nhau. - Tiếng khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” lố bịch của ông cháu rể. -Tờ năm đồng gấp tư Sự xuất hiện của mà Xuân tóc đỏ vội giúi đồng tiền lúc hạ vào tay ông Phán mọc huyệt sừng trong khi ông cháu - Đám người nhà đạo và hai gã đào huyệt về ngay sau khi nhận tiền công, chỉ còn một mình chàng sinh viên nghèo Raxtinhac ngồi lại bên ngôi mộ người xấu số. - Giọt nước mắt lặng lẽ rơi của Raxtinhac vì thương cho người cha nghèo bất hạnh, vì hận tình đời đen bạc, vì hận hai cô con gái bất hiếu của lão Gôrio. - 70 quan trả cho nhà thờ để cầu kinh làm phúc. - 20 đồng Raxtinhac vay Crixtopho trả tiền công Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 15 Sáng Kến Kinh Nghiệm: “TÍNH LIÊN VĂN BẢN TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN THPT” rể này đang ngụy trang bằng tiếng khóc rất to và dáng bộ ngất muốn oặt người đi. -Linh đình, long trọng Hình thức đám như đám hội, đám rước. tang Đám đi chậm chạp qua các phố. -Theo cả lối Tây – Tàu – Ta. Bút pháp cho gã đào huyệt sau khi hất một vài xẻng đất vừa che lấp chiếc áo quan. -Đơn giản, gọn nhẹ, chóng vánh. Trào phúng, phóng đại, Hiện thực kết hợp lãng châm biếm. mạn. Khi lập bảng này giúp học sinh thấy rõ những nét khác nhau, đối lập nhau dù cùng miêu tả về cảnh đám tang. Hai nhà văn của hai đất nước xa xôi, dù cách viết khác nhau, nhưng ngòi bút của họ đều phơi bày hiện thực xã hội đương thời. Cả hai nhà văn đều lên án sự tha hóa của nhân cách con người trước sức mạnh ghê gớm của đồng tiền. Ngoài ra, tương tự như vậy, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tìm đọc và so sánh giữa các nhân vật, tác phẩm, tác giả nổi tiếng như: Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) – AQ (AQ chính truyện – Lỗ Tấn) Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) – Chiến tranh và hòa bình (Lep Tolxtoi) Xuân Diệu – A.Puskin – Targore… 3.2.3. Kết luận: Áp dụng tính liên văn bản từ góc nhìn so sánh sẽ giúp cho giới nghiên cứu văn học cả một trường liên tưởng vô tận. Để chúng ta thấy rằng, thế giới văn học thật phong phú và đa dạng. Tác phẩm văn học luôn dẫn dắt con người đi đến tìm ra tiếng nói chung. Qua so sánh cùng với quy luật của sự sàng lọc khắc nghiệt của cuộc sống cũng một lần nữa khẳng định sự bất tử của những tác phẩm thực sự có gía trị. Giáo viên Thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM HUY - Trường THPT Lê Hồng Phong Trang: 16

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -