nề nếp, học tập. Từ đó làm cho hoạt động trí học và hoạt động chân tay kết hợp
chặt chẽ với nhau, vận dụng được nguyên lí giáo dục kết hợp lí thuyết với thực
tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
1.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin
hợp lí vào dạy học Ngữ văn để gây hứng thú: Chúng ta đang sống trong thời
đại của công nghệ thông tin. Đây là một phương tiện giúp chúng ta thuận lợi
hơn trong mọi công việc. Nhất là ngày nay ở lứa tuổi học sinh từ khi còn ở bậc
tiểu học các em đà tò mò khám phá những điều thú vị từ công nghệ thông tin,
vậy thì đến bậc THPT các em còn hiểu biết nhiều hơn. Nếu bản thân giáo viên
biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì chắc hẳn môn Ngữ văn sẽ tác
động mạnh mẽ đến tâm hồn các em hơn, làm các em thấy môn học này gần gũi,
thú vị dễ khám phá và nắm bắt tri thức hơn; không còn bắt các em chỉ nhìn vào
phấn trắng, bảng đen đơn thuần nữa. Những đoạn phim, những tranh ảnh, những
lời ca tiếng hát...không những nói hộ giáo viên nhiều điều mà còn làm cho các
em say mê, hứng thú hơn môn học này. Ví dụ: Khi dạy bài “ Tấm Cám” chúng
ta có thể cho các em xem tranh ảnh, trích một số đoạn phim về nội dung câu
chuyện. Khi dạy “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” có thể cho các
em nghe một bài hát, một làn điệu dân ca nào đó. Với “ Hồi trống Cổ Thành”
giáo viên cũng có thể cho các em xem phim về đoạn trích. Khi dạy“ Chí Phèo”Sách Ngữ văn 11, tập I, giáo viên cho học sinh xem một vài đoạn phim nhỏ nói
về hình ảnh Chí Phèo cùng với tiếng chửi, hình ảnh của thị Nở cùng với bát
cháo hành, hình ảnh chí Phèo hiền lành sau khi ăn cháo hành... Với đoạn trích
“Hạnh phúc của một tang gia” có thể cho các em xem một số đoạn phim, như
cảnh đám ma, cảnh hạ huyệt cậu Tú Tân chụp hình,… Khi dạy bài “ Phong cách
ngôn ngữ báo chí” thay vì tìm hiểu “chay” những thể loại và đặc điểm của
chúng thì giáo viên có thể tận dụng công nghệ thông tin đưa một bản tin thời sự,
một đoạn phóng sự ngắn, hay đoạn quảng cáo,…Hoặc bài “Phong cách ngôn
ngữ sinh hoạt” chúng ta cũng có thể tận dụng đưa lên trình chiếu đoạn hội thoại
trong sách giáo khoa hoặc cho các em xem một đoạn phim có sử dụng ngôn ngữ
sinh hoạt. Đối với những bài thơ có thể cho các em nghe những bài ngâm của
các nghệ sĩ như “Đây thôn Vĩ Dạ” có thể nghe nghệ sĩ Hồng Ngát ngâm. Khi
dạy lớp 12, một số bài chúng ta cũng có thể tận dụng thao tác này như “Sóng”,
“Đàn ghi-ta của Lor-ca”, hay lời đọc “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí
Minh. Có thể xem một đoạn phim hay những bức ảnh về hình ảnh sông Hương
hay sông Đà khi dạy “Ai đã đặt tên cho dòng sông” và “Người lái đò sông
Đà”. Ở bài “Vợ chồng A Phủ” có thể cho các em nghe bài hát “Bài ca trên núi”
khi dạy Tiểu dẫn. Ở bài “Tóm tắt văn bản thuyết minh”- Ngữ văn 10, tập II
trong bài luyện tập trang 72,73 thay vì đọc tóm tăt văn bản “Đền Ngọc Sơn và
hồn thơ Hà Nội” giáo viên có thể cho các em xem một đoạn phim có lồng lời
thuyết minh cho văn bản này. Tất cả sẽ tác động trực tiếp đến tâm hồn của các
em, làm cho các em phải trăn trở suy nghĩ và từ đó sẽ gây hứng thú hơn trong
việc tìm hiểu tác phẩm, tìm hiểu về số phận của nhân vật và chắc hẳn niềm hứng
thú học văn chương sẽ tăng lên rất nhiều trong tâm hồn các em.
2. Gây hứng thú bằng việc lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn
11
Chúng ta thường nghe nói “Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì thế việc
tận dụng các trò chơi cũng góp phần làm nên sự thành công trong bài học. Giáo
viên có thể cho các em chơi các trò chơi như ô chữ, đoán từ qua hình ảnh – hành
động, tiếp sức,…
* Ví dụ: với bài “Thực hành về thành ngữ, điển cố”- Ngữ văn 11, Tập I
giáo viên có thể cho cho học sinh chơi trò chơi là nhìn vào hình ảnh động trên
máy chiếu và đoán xem đó là thành ngữ, điển cố gì khi củng cố bài học. Hay
trong bài “Sóng” cũng có thể cho các em chơi trò chơi tiếp sức: đó là trong phần
tìm hiểu Tiểu dẫn giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có ghi tên các sáng tác của
Xuân Quỳnh, trong vòng một phút hai dãy của lớp thay nhau lên điền năm sáng
tác bên cạnh các sáng tác đã có sẵn, đội nào đúng – đủ và nhanh nhất sẽ là đội
chiến thắng. Từ đó có thể nhận thấy các em rất hứng thú, sôi nổi, chủ động.
* Ví dụ: Khi học bài ôn tập “ Văn học dân gian Việt Nam” sách Ngữ văn
10, tập 1, giáo viên yêu cầu học sinh điền tiếp vào sau các từ mở đầu Thân em
như... và Chiều chiều... thành những bài ca dao trọn vẹn.
Lớp chia thành hai dãy và chuẩn bị nội dung đã bốc thăm
- Dãy 1: Chủ đề “ Thân em như...”
- Dãy 2: Chủ đề “ Chiều chiều...”
Mỗi nhóm lần lượt cử đại diện lên trình bày. Các em luân phiên đọc diễn
cảm các bài ca dao và bình giá trị nghệ thuật cũng như nội dung các bài ca dao vừa
đọc. Học sinh nào trong thời gian ngắn nhất mà vừa đọc diễn cảm bài ca dao, vừa
bình tốt giá trị nội dung và nghệ thuật thì giáo viên ghi nhận và cho điểm.
3. Giáo án minh họa:
Giáo án trước khi áp dụng đề tài:
Tiết 17, 18: Đọc văn
TẤM CÁM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến
hoá của Tấm.
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ thể.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ
quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và
niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn
nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt văn bản tự sự.
- Phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.
12
C. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra
- Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ : Em có cảm nhận gì về con người Ra-ma qua đoạn trích “
Ra-ma buộc tội”?
2. Tiến trình tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1:
- Tạo tâm thế: giới thiệu bài
- Tìm hiểu tiểu dẫn
I. Tiểu dẫn
Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
1. Thể loại
1. Hãy nêu các thể loại truyện cổ tích? "Tấm
Truyện cổ tích thần kỳ
Cám" thuộc thể loại nào?
2. Nêu đặc trưng cơ bản của thể loại cổ tích 2. Đặc trưng
thần kì? Gv yêu cầu học sinh lấy ví dụ?
Có sự tham gia của các yếu
tố thần kỳ vào tiến trình phát
triển của câu chuyện (Bụt, Tiên,
hay sự biến hoá thần kỳ).
* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
II. Đọc - hiểu văn bản
GV gọi HS đọc hướng dẫn HS đọc đúng thể
loại tự sự. Cho HS tìm hiểu các chú thích.
GV chốt lại các chú thích tiêu biểu.)
(Cách đọc:
- Đọc theo đặc trưng, thể loại tự sự chú ý 1. Cách đọc
giọng điệu câu từng nhân vật trong cách nó.
- Chú ý các chi tiết tình tiết thể hiện sự xung
đột giữa các nhân vật.
- Chú thích: Bụt, Trầu cánh phượng, Áo mớ
ba GV yêu cầu HS
?Hãy tóm tắt lại cốt truyện?
2. Tóm tắt cốt truyện
Học sinh kể tóm tắt lại câu chuyện, có thể gọi
những em khác nhận xét, bổ sung các chi
tiết, sự kiện còn thiếu. Sau đó GV kể lại câu
chuyện.
Gv cho học sinh trả lời theo từng câu hỏi
II. Phân tích
1. Hoàn cảnh đẫn đến mâu
thuẫn giữa Tấm và mẹ con
Cám
1.Cuộc đời và số phận bất hạnh của Tấm a. Thân phận của Tấm
được miêu tả như thế nào?
- Tấm mồ côi mẹ từ nhỏ.
13
- Không bao lâu cha mất Tấm ở
với dì ghẻ độc ác.
2. Qua đó em suy nghĩ gì?
3. Tác giả dân gian đã miêu tả diễn biến
truyện như thế nào để dẫn đến xung
đột giữa Tấm và mẹ con Cám? Mâu
thuẫn này phát triển như thế nào?
4. Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
thuộc phạm vi gia đình hay xã hội?
Cụ thể là mâu thuẫn gì?
(Học sinh tự tìm hiểu, liệt kê các chi tiết,
hành động của mẹ con Cám đối với Tấm và
phản ứng của Tấm trước những sự việc đó).
5. Quá trình biến hoá của Tấm diễn ra như
thế nào? { Cho Hs vẽ sơ đồ và nhận xét }.
- Chim vàng Anh → xoan đào → khung cửi
14
- Phải làm lụng vất vả từ sáng
đến tối: “Hàng ngày…việc
nặng”.
-> Tấm là cô gái chăm chỉ, hiền
lành, đôn hậu.
b. Mâu thuẫn giữa Tấm và Mẹ
con Cám
- Cám lừa Tấm trút hết giỏ tép
để giành phần thưởng chiếc yếm
đỏ.
- Mẹ con Cám lừa giết cá bống
ăn thịt.
- Mẹ con Cám không muốn cho
Tấm đi xem hội đổ thóc trộn lẫn
gạo bắt nhặt.
- Khi thấy Tấm thử giày, mụ dì
ghẻ bĩu môi tỏ vẻ khinh miệt.
- Giết Tấm và giết cả những
kiếp hồi sinh của Tấm.
-> Mâu thuẫn chủ yếu trong tác
phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm
mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với
dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn.
Mâu thuẫn này phát triển từ thấp
đến cao : ban đầu chỉ là những
hơn thua về vật chất, tinh thần,
sự ganh ghét mẹ ghẻ con
chồng,... Khi đó, Tấm luôn là
người nhường nhịn, chịu thua
thiệt. Càng về sau, mâu thuẫn
chuyển thành sự đố kị, một mất
một còn, tiêu diệt lẫn nhau.
=> Đây là những mâu thuẫn
trong gia đình phụ quyền thời cổ
nhưng trên hết là mâu thuẫn
giữa thiện và ác trong xã hội.
Mâu thuẫn này được tác giả dân
gian giải quyết theo hướng thiện
thắng ác.
2. Cuộc đấu tranh không
khoan nhượng để giành lại
hạnh phúc
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP Ở NHÀ
1. Hướng dẫn học bài
- Đọc (kể) bằng giọng phù hợp với đặc điểm nhân vật : Tấm hiền thục, Cám
chanh chua, Bụt nhân từ, dì ghẻ độc ác.
- Tại sao nói Tấm Cám rất tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật của thể loại
truyện cổ tích nhất là truyện cổ tích thần kì ?
2. Hướng dẫn soạn bài
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học tập làm văn “Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
trong bài văn tự sự”.
Gợi ý:
- Thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu?
- Ý nghĩa của việc lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu?
Giáo án khi áp dụng đề tài: Tạo hứng thú bằng cách tạo không khí lớp học
bằng tranh ảnh; Sử dụng công nghệ thông tin và Kích thích hứng thú học Ngữ văn
bằng phương pháp dạy học theo tình huống và giải quyết vấn đề:
Tiết 17, 18: Đọc văn
TẤM CÁM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột trong truyện và sự biến
hoá của Tấm ;
- Nắm được đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì qua một truyện cụ thể.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Những mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình phụ
quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người và
niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn
nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
2. Kĩ năng
- Tóm tắt văn bản tự sự.
- Phân tích một truyện cổ tích thần kì theo đặc trưng thể loại.
C. NỘI DUNG LÊN LỚP
1. Ổn định, kiểm tra
- Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ : Em có cảm nhận gì về con người Ra-ma qua đoạn trích “
Ra-ma buộc tội”?
2. Tiến trình tổ chức dạy học bài mới
15
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1:
- Tạo tâm thế: giới thiệu bài
I. Tiểu dẫn
- Tìm hiểu tiểu dẫn
Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
1. Thể loại
1. Hãy nêu các thể loại truyện cổ tích? "Tấm
Cám" thuộc thể loại nào?
Truyện cổ tích thần kỳ
2. Đặc trưng
2. Nêu đặc trưng cơ bản của thể loại cổ tích Có sự tham gia của các yếu tố
thần kì? Gv yêu cầu học sinh lấy ví dụ?
thần kỳ vào tiến trình phát triển
của câu chuyện (Bụt, Tiên, hay
sự biến hoá thần kỳ).
* Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
II. Đọc - hiểu văn bản
GV gọi HS đọc hướng dẫn HS đọc đúng thể
loại tự sự. Cho HS tìm hiểu các chú thích.
GV chốt lại các chú thích tiêu biểu.)
(Cách đọc:
- Đọc theo đặc trưng, thể loại tự sự chú ý
1. Cách đọc
giọng điệu câu từng nhân vật trong cách nó.
- Chú ý các chi tiết tình tiết thể hiện sự xung
đột giữa các nhân vật.
- Chú thích: Bụt, Trầu cánh phượng, Áo mớ
ba GV yêu cầu HS
?Hãy tóm tắt lại cốt truyện dựa vào những 2. Tóm tắt cốt truyện
hình ảnh sau?
16
No related post available
- Home>
- Sáng kiến kinh nghiệm TẠO HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
