Posted by : amakong2 Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

+ Đánh giá ý nghĩa tình huống đối với sự thành công của tác phẩm + Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.  Ví dụ minh họa: Đề: Anh chị hãy giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. - Mở bài: + Tác giả Kim Lân, vị trí văn học của tác giả. + Giới thiệu về tác phẩm Vợ nhặt. + Nêu nhiệm vụ nghị luận. - Thân bài: + Xuất xứ của nhan đề: -> Tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. -> Viết lại thành truyện ngắn Vợ nhặt. -> Lấy tình tiết Tràng nhặt vợ để đặt tên tác phẩm. + Ý nghĩa cụ thể: nghĩa đen là nhặt được vợ => tạo ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì thân phận rẻ rúng của con người. + Ý nghĩa chủ đề: nhan đề truyện đã định hướng chủ đề tác phẩm: phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp; sự đen tối, bế tắc của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. - Kết bài: + Đánh giá ý nghĩa nhan đề đối với sự thành công của tác phẩm + Cảm nhận của bản thân về nhan đề đó. b. Phân tích ý nghĩa tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:  Dàn ý chung: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (có thể nêu phong cách). + Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm). + Nêu nhiệm vụ nghị luận. 11 - Thân bài: + Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác + Tình huống truyện: -> Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. -> Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất. - + Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó. ->Tình huống 1...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm. ->Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm… + Bình luận về giá trị của tình huống… - Kết bài: + Đánh giá ý nghĩa tình huống đối với sự thành công của tác phẩm + Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.  Ví dụ minh họa: Đề: Suy nghĩ của anh/chị về nét đặc sắc trong cách xây dựng tình huống truyện qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau năm 1975. + Giới thiệu về luận đề: Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo xoay quanh chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng, qua đó thể hiện cách nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống và sự băn khoăn về số phận con người. - Thân bài: + Đó là tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lí của cuộc sống. Nghệ sĩ Phùng đến vùng biển miền Trung chụp ảnh làm lịch và tiếp cận được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm hết sức thơ mộng. Ngay sau đó, tại bãi biển, anh chứng kiến nghịch cảnh của cuộc sống - đó là cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài sống trên chính chiếc thuyền kia. 12 + Khía cạnh nghịch lí của tình huống: -> Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thì đen tối; người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt... -> Người vợ tốt lại bị chồng ngược đãi; vợ bị bạo hành nhưng vẫn cam chịu, quyết không bỏ chồng, lại còn bênh vực kẻ vũ phu đó; người chồng vẫn gắn bó nhưng vẫn cứ hành hạ vợ; con đánh bố... + Khía cạnh nhận thức của tình huống: Thể hiện qua những phát hiện về đời sống của hai nhân vật Phùng và Đẩu.  Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ (nhân vật Phùng): -> Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây ngất trước cái đẹp bề ngoài của hình ảnh con thuyền từ xa, về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnh đó đã che lấp cuộc sống nhức nhối bên trong). -> Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài, Phùng lại thấy cuộc sống nhức nhối ấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình). -> Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản mà phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.  Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ (qua nhân vật Đẩu): -> Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lí riêng); đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp. -> Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực. + Bàn luận chung: Việc xây dựng tình huống truyện độc đáo có ý nghĩa trong việc góp phần làm nổi bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm. - Kết bài: + Đánh giá chung: Tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống và bộc lộ được cái nhìn nhân đạo của tác giả. + Khẳng định: Nhờ tình huống truyện độc đáo, tác phẩm có sức hấp dẫn (kịch tính trong hành động và diễn biến mạch truyện, chiều sâu tâm lí...). c. Phân tích nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi:  Dạng đề: - Phân tích hình tượng nhân vật 13 - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật - Phân tích vẻ đẹp nhân vật.  Dàn ý và ví dụ minh họa cho từng dạng đề:  Phân tích hình tượng nhân vật: • Dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách). + Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật. + Giới thiệu nhân vật. - Thân bài: + Giới thiệu chân dung, lai lịch + Số phận + Vẻ đẹp tâm hồn + Tổng hợp, đánh giá: -> Giá trị nội dung, tư tưởng được thể hiện qua nhân vật -> Nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Kết bài: + Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm. + Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó. • Ví dụ minh họa: Đề: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. - Mở bài: + Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thành trung và tác phẩm Rừng xà nu. + Giới thiệu về nhân vật Tnú. - Thân bài: + Giới thiệu khái quát về nhân vật: Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ từ rất sớm, được dân làng Xô Man cưu mang- đùm bọc. Từ nhỏ Tnú đã giác ngộ 14 cách mạng và làm liên lạc cho cách mạng rất thông minh, gan dạ, giàu tự trọng. + Lần lượt phân tích những biểu hiện phẩm chất anh hùng của Tnú:  Một con người gan góc, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng: -> Tiếp tế cho các cán bộ ở trong rừng mà không sợ bị chặt đầu hoặc treo cổ. -> Làm liên lạc, giặc vây các ngả đường thì xé rừng mà đi, qua sông lựa chỗ thác mạnh mà bơi, “vì chỗ nước êm thằng Mĩ hay phục”. -> Bị giặc bắt thì nuốt luôn cái thư vào bụng, bị tra tấn không khai; một mình xông ra giữa vòng vây của kẻ thù trong tay không có vũ khí; bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu than... -> Học chữ thua Mai thì lấy đá đập vào đầu -> lòng tự trọng và ý chí quyết tâm cao. => Phẩm chất anh hùng là cơ sở để làm nên hành động anh hùng của Tnú.  Một người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân: -> Mồ côi, được dân làng nuôi nấng, sau này trở thành người con ưu tú của dân làng. -> Bản thân 2 lần bị giặc bắt, bị tra tấn dã man (tấm lưng chằng chịt những vết chém, hai bàn tay bị đốt mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt; vợ con bị giặc giết hại...) Tnú không khuất phục, kiên cường, bền gan gia nhập bộ đội để cầm súng bảo vệ dân làng, quê hương, đất nước.  Là người có ý thức và tinh thần kỷ luật cao: Xa bản làng ba năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về đúng một đêm như qui định trong giấy phép.  Là một người giàu tình yêu thương người thân và quê hương bản làng: + Yêu thương vợ con: Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn dã man anh không kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình: “anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (...) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”- > Yêu thương, căm thù đốt cháy trong hai con mắt một chi tiết dữ dội, bi thương. + Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước: Trên đường trở về thăm làng, Tnú nhớ từng gốc cây, nhớ tiếng chày giã gạo....cũng chính vì tình yêu quê hương mà Tnú đã tham gia là cách mạng, chịu nhiều đau thương... => Tnú là một nhân vật tư tưởng có sôi lôi cuốn không chỉ bởi tính triết lý mà còn mà còn bởi tính trữ tình, tính hình tượng. 15 + Đặc biệt hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết nghệ thuật giàu sức ám ảnh. Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời: -> Đó từng là bàn tay trung thực và tình nghĩa, từng cẩm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập vào đầu khi quên chữ, từng đặt lên bụng mình mà nói “Cộng sản ở đây này”, từng được Mai cầm bàn tay ấy mà khóc khi Tnú thoát ngục trở về .... -> Đó còn là bàn tay của đau thương và thù hận: Khi giặc đốt 10 đầu ngón tay, bàn tay thành chứng tích của tôi ác và lòng hận thù. Hận thù đã khiến bàn tay Tnú thành bàn tay quả báo (mười ngọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của dân làng Xô Man; bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng lên đường trả hận.... - Kết bài: + Chân lý cách mạng là chân lý từ máu và nước mắt, nó đồng nghĩa với chân lý cuộc sống. Cuộc đời Tnú là bằng chứng sống cho qui luật nghiệt ngã ấy. + Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú - cuộc đời của một con người mang ý nghĩa cuộc đời của một dân tộc, mang đậm tính sử thi – nhân vật ấy gánh nặng số phận lịch sử. + Dù có nhiều dị biệt, Tnú vẫn là kiểu nhân vật sánh vai với các anh hùng trong trường ca Đam San, Xinh Nhã của núi rừng Tây Nguyên.  Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật: • Dàn ý: - Mở bài: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. + Giới thiệu về nhân vật + Khái quát diễn biến tâm lí của nhân vật. - Thân bài: + Giới thiệu khái quát về nhân vật: cuộc đời, số phận… + Phân tích bối cảnh - tình huống và diễn biến tâm lí của nhân vật. + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. - Kêt bài: + Đánh giá thành công của nhà văn trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. + Cảm nhận của bản thân về nhân vật. 16

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -