Sáng kiến kinh nghiệm ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ DÂN GIAN LỚP 10
- Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic ): giáo viên dùng một hệ thống câu
hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện thực chất vấn đề
đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Trong trường hợp này, GV chỉ là
người tổ chức hoạt động còn HS chính là người tự lực phát hiện kiến thức. Do đó,
HS sẽ có sự hứng thú và trưởng thành về trình độ tư duy. Vẫn với ví dụ trên, GV
tiếp tục hướng dẫn học sinh khám phá ý nghĩa các chi tiết và sự kiện.
* Chi tiết ông trời mách nước cho Đăm Săn thể hiện điều gì?
* Nhận xét về cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn (Cuộc chiến có
gây cảm giác ghê rợn không? Sau khi giết Mtao – Mxây, Đăm Săn có giết tôi tớ,
đốt nhà của Mtao – Mxây không? Chàng chiến đấu vì mục đích gì?)
* Trong tiệc mừng chiến thắng, những chi tiết, hình ảnh nào dùng để miêu
tả sức mạnh và vẻ đẹp của Đăm Săn, qua những chi tiết ấy, tác giả dân gian muốn
thể hiện điều gì?
* Những tình tiết nào trong đoạn trích chứng tỏ cuộc chiến đấu của Đăn
Săn tuy có mục đích riêng nhưng lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với lợi ích
của toàn thể cộng đồng?
* Qua đoạn trích, những đặc trưng nghệ thuật của sử thi được thể hiện như
thế nào?
Ưu điểm
Với phương pháp vấn đáp, tôi nhận thấy phương pháp đã khắc phục được
điểm yếu của phương pháp thuyết trình nhờ có sự tương tác giữa GV và HS thông
qua việc truyền thụ và lĩnh hội. Việc cùng tham gia giải quyết các vấn đề giữa GV
và HS đã khắc phục được lối truyền thụ một chiều của phương pháp thuyết trình.
Đồng thời khi ứng dụng phương pháp này, GV kích thích được sự năng động
và sáng tạo của HS nhờ quá trình tự lực tìm ra bản chất vấn đề dưới sự gợi ý,
hướng dẫn của mình. Qua đó, GV dễ dàng đánh giá được năng lực nhận thức và
mức độ tiếp thu tri thức của HS để có cách điều chỉnh PPDH cho phù hợp.
Ngoài ra, khi ứng dụng phương pháp phát vấn tìm tòi, GV cũng rèn luyện
cho HS một số thao tác tư duy lôgic như: phân tích, tổng hợp, khái quát, chứng
minh, diễn giải...
Nhược điểm
Phương pháp này phụ thuộc nhiều vào năng lực và thái độ của HS. Bên cạnh
đó, việc nảy sinh nhiều tình huống ngẫu nhiên trong quá trình đàm thoại dể gây
chệch hướng so với chủ đề ban đầu. Sử dụng phương pháp này sẽ mất nhiều thời
gian xây dựng hệ thống câu hỏi, nhất là trong vấn đáp tìm tòi. Quá trình sử dụng
phương pháp này có thể bị biến thành cuộc tranh luận tay đôi giữa GV và một số
HS.
1.1.2. Phương pháp thảo luận nhóm
Khi tiến hành phương pháp này, lớp học sẽ được chia thành từng nhóm nhỏ
từ 4 đến 6 người. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Các thành viên trong
nhóm có thể phân chia một phần việc. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp
vào kết quả học tập chung của cả lớp. Sau đó, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc
phân việc mỗi thành viên trình bày một phần vấn đề nếu nhiệm vụ giao cho nhóm
là phức tạp (có thể kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn và kỹ thuật động não). Thành
công của bài học phụ thuộc vào sự nồng nhiệt tham gia của tất cả các thành viên, vì
vậy phương pháp này còn làm gọi là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, khi
ứng dụng phương pháp này GV thường gặp phải một số hạn chế nhất định như
không gian nhỏ của lớp học, thời gian hạn định của tiết học. Vì thế, giáo viên phải
biết tổ chức hợp lý và học trò đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả.
Ví dụ: Để HS nắm được những sự kiện chính ở văn bản Tấm Cám, tôi phân
các em thành tám nhóm và tổ chức cuộc thi nhỏ với tên gọi “nhóm nào nhanh
hơn”. Với các yêu cầu:
* Trong vòng 1 phút hãy sắp xếp lại các bức tranh cho sẵn theo đúng diễn
biến cốt truyện.
Bên cạnh đó khi muốn kiểm tra quá trình nhận thức, tình cảm của các em
đối với vấn đề đặt ra trong văn bản thông qua hành động trả thù của Tấm, tôi cũng
sử dụng phương pháp này bằng cách đặt câu hỏi để các em thảo luận và trình bày
suy nghĩ của mình.
* Em có suy nghĩ gì về hành động trả thù của Tấm? Tại sao Tấm trả thù?
Hành động như thế có độc ác không? Thử so sánh với cách kết thúc của truyện
Thạch Sanh và Sọ Dừa?
Ưu điểm
Trong số PPDH đang được sử dụng, phương pháp thảo luận nhóm có nhiều
ưu thế trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mới hiện nay.
Kiến thức mà HS thu nhận được không chỉ là kết quả của hoạt động riêng
biệt của cá nhân mà thu nhận được thông qua quá trình cọ xát hợp tác, vì thế kiến
thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện và tăng tính khách quan khoa
học.
Kiến thức trở nên sâu sắc bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh do được giao lưu,
học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
Giúp HS phát triển năng lực giao tiếp thông qua sự cộng tác làm việc trong
nhóm, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê
phán ý kiến của người khác, biết trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.
Tăng cường sự tự tin cho HS. HS được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội
khiến các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc sai lầm.
Nhược điểm
Tuy nhiên, tôi nhận thấy khi ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm đòi hỏi
nhiều thời gian. Thời gian 45 phút của một tiết học cũng là trở ngại gây khó khăn
trên con đường đạt được thành công cho công việc nhóm.
Thảo luận nhóm nhưng chưa được luyện tập sẽ dễ gây ra hỗn loạn. Thí dụ có
thể xảy ra trường hợp một HS phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, các thành viên
trong nhóm không làm bài mà quan tâm đến vấn đề khác. Giữa các nhóm có thể
phát sinh sự đối địch và giận dữ.
Sự thụ động hoặc hăng hái quá mức của các nhóm sẽ gây khó khăn cho sự
điều khiển của GV.
1.1.3. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học trò thực hành một số cách ứng xử
nào đó trong một tình huống giả định.
Khi tiến hành phương pháp này, giáo viên sẽ chia nhóm, tình huống đóng vai
cho từng nhóm, quy định rõ thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai. Học sinh sẽ
tiến hành vai diễn.
Sau khi các em hoàn tất, giáo viên hỏi học sinh đóng vai và kết luận về cách
ứng xử phù hợp trong tình huống giả định trên.
(GV cũng có thể cho HS phát biểu ý kiến cá nhân với tình huống giả định
mình là một nhân vật trong tác phẩm).
Ví dụ: Khi dạy văn bản Chiến thắng Mtao – Mxây, tôi cho sẽ chia lớp làm
hai nhóm, các nhóm sẽ cử đại diện bốc thăm để chọn vai nhân vật chính trong đoạn
trích Đăm Săn và Mtao – Mxây (HS có thời gian chuẩn bị trước ở nhà). Sau khi
các em đã hoàn thành vai diễn, tôi yêu cầu HS trong lớp nhận xét về:
- Cách ứng xử của từng vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm
nào? Vì sao?
Lưu ý: Với phương pháp này, GV nên kiên trì để HS tái hiện hình tượng nhân vật
theo cách cảm nhận và tưởng tượng của các em. GV không tưởng tượng tái hiện
thay HS. Có như vậy mới kích thích trí tưởng tượng của các em, khiến các em nhìn
ra phẩm chất nhân vật mà tác giả dân gian đã khắc hoạ trong văn bản và có thể trải
nghiệm cùng với nhân vật.
Ưu điểm
HS được rèn luyện thực hành kỷ năng ứng xử và bày tỏ thái độ của mình
trong quá trình học tập trên lớp trước khi thực hành trong thực tiễn.
Tạo ra được tâm lý hứng thú và sự chú ý cho HS, tạo điều kiện làm phát
triển óc sáng tạo của HS.
Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của HS theo hướng tích cực một cách
tự giác. GV có thể thấy ngay sự tác động có hiệu quả của HS qua vai diễn.
Nhược điểm
Song song đó, phương pháp đóng vai vẫn gặp phải một số hạn chế khi ứng
dụng cụ thể ở các lớp tôi phụ trách như: chỉ có thể tiến hành phương pháp này với
không gian lớp học rộng và HS mạnh dạn trong quá trình tham gia các vai diễn.
Đồng thời, GV sẽ mất nhiều thời gian nếu không có kinh nghiệm tổ chức hoặc HS
quá nhút nhát. Bên cạnh đó, nếu tình huống đóng vai được lặp đi, lặp lại giữa các
nhóm có thể gây nên sự nhàm chán đối với HS.
1.2. Giới thiệu một số kỹ thuật dạy học tích cực ứng dụng trong dạy đọc
hiểu văn bản tự sự dân gian lớp 10
1.2.1. Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học,
học sinh được chia nhóm ở vòng 1 (chuyên gia) cùng nghiên cứu một chủ đề.
Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công việc giáo viên hình thành nhóm mới
(mảnh ghép) theo số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới (vòng 2).
Vòng 1
A2
A1
An
B1
C1
B1
B2
Bn
C1
C2
Cn
An
Bn
Cn
(chuyên
gia)
Vòng 2
A1
A2
B2
C2
Ví dụ: Dạy văn bản Tấm Cám, GV chia lớp thành 3 nhóm làm việc ở ba
góc.
Nhóm 1: Tìm liệt kê những chi tiết liên quan đến nhân vật tấm? Nhận xét về sự
phát triển của các chi tiết đó. Tại sao Tấm được giúp đỡ? Điều đó thể hiện quan
niệm gì của nhân dân?
Nhóm 2: Tấm hoá thân mấy lần? Những lần nào? Cho biết ý nghĩa các lần hoá
thân của Tấm? Quá trình biến hoá đó thể hiện ước mơ gì của nhân dân ?
Nhóm 3: Truyện Tấm Cám tập trung miêu tả vấn đề gì? Qua diễn biến cốt truyện,
nhận xét về mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám. Bản chất của sự mâu thuẫn và
xung đột đó là gì?
Sau một khoảng thời gian làm việc nhất định, các nhóm sẽ hoán đổi vị trí
theo chiều kim đồng hồ để trải nghiệm các nhiệm vụ. Cuối cùng đại diện các nhóm
sẽ trình bày hiểu biết của mình về cuộc đời và con đường đấu tranh giành lại hạnh
phúc của Tấm.
Nhược điểm
- Home>
- Sáng kiến kinh nghiệm ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ DÂN GIAN LỚP 10