Posted by : amakong2 Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

SKKN: Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết môn Ngữ Văn cho HV khối GDTX tập viết, học viên nào lười nhát thì thôi. Ngoài ra, thời gian dành cho môn Làm văn chỉ gói gọn trong các tiết lý thuyết trên lớp, vì tiết thực hành chính là tiết học viên làm bài viết số 1, 2, 3 và đó là bài tập lấy điểm chính thức. Đìều này dẫn đến thực trạng phổ biến là tuy học viên chăm chỉ học bài, thuộc bài, phát biểu sôi nổi nhưng kết quả học tập không cao. Bởi vì điểm số của các bài viết trên lớp có hệ số 2.Quan trọng hơn là nhiều học viên buồn chán vì điểm số các bài viết thấp . Trước thực trạng này, giáo viên chúng ta cần cố gắng tìm sửa những lỗi diễn đạt của hoc viên trong các bài văn để giúp các em rèn luyện khả năng viết. Tôi đã nghiêm chỉnh thực hiện thao tác này và đã được các em nhiệt tình hưởng ứng. Tiến trình cụ thể như sau: 2.2.1 Tìm hiểu đề Đối với đề văn tự luận, các yêu cầu thường tập trung vào hai lĩnh vực: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.  Nghị luận xã hội đòi hỏi học viên có khả năng nhận thức ý đồ của người ra đề đồng thời vận dụng tri thức và kinh nghiệm xã hội để trình bày. Ví dụ, đề bài sau: Bình luận ý kiến của Sê – Khốp (nhà văn Nga):"Con người càng phát triển cao về trí tuệ và đạo đức thì càng tự do và cuộc sống càng đem lại cho anh ta nhiều thích thú hơn" ( Ngữ văn 12 - sách Giáo viên, trang 34) Với đề bài này, giáo viên cần giúp học viên xác định yêu cầu trọng tâm của đề. Nhấn mạnh cho học viên các ý cần bám sát để triển khai: trí tuệ - đạo đức- tự do – những điều thích thú từ đó tìm hiểu mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa chúng. Lưu ý: Thông thường, khi ra đề, giáo viên không giải thích thêm, nhưng đối với đối tượng học viên chưa có được năng lực xác định yêu cầu của đề thì chúng ta buộc phải tiến hành thao tác này. Song hành với công việc này, giáo viên hướng dẫn học viên lần tìm ý chính, ý quan trọng trong một đề văn, từ đó biết định hướng làm bài.  Nghị luận văn học đòi hỏi học viên có khả năng cảm thụ văn học và diễn đạt thành văn những ý tưởng nghị luận của mình. Dạng đề thường gặp là nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ, một nhân vật… Gv: Nguyễn Thị Thanh Tâm Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu - 12 - SKKN: Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết môn Ngữ Văn cho HV khối GDTX Ví dụ: trong bài viết số 3 ở HKI, phần tự luận, tôi yêu cầu học viên làm một trong các đề sau: a. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hái ân tình thủy chung. (Việt Bắc- Tố Hữu ) b. Vẻ đẹp bi tráng của đoàn binh Tây Tiến trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến - Quang Dũng ) Gv: Nguyễn Thị Thanh Tâm Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu - 13 - SKKN: Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết môn Ngữ Văn cho HV khối GDTX Đối với nghị luận văn học, học viên dễ dàng xác định yêu cầu của đề hơn, vì các em đã được tiếp cận với nội dung đó qua tiết giảng bài của giáo viên trên lớp. Vì vậy giáo viên có thể không cần phải hướng dẫn các em thao tác tìm hiểu đề. 2.2.2 Viết đúng mở bài Viết mở bài là “nỗi khổ” của rất nhiều học viên, từ những học viên khá giỏi đến những học viên yếu kém. Các em luôn lúng túng khi viết phần mở đầu cho một bài văn, thời gian dành cho công việc này thông thường chiếm từ 15 phút đến 20 phút, thậm chí đến 25 phút đối với học viên yếu. Như vậy, sau khi viết được mở bài, các em chỉ còn rất ít thời gian để triển khai các nội dung chính cho bài văn. Điều quan trọng là trong khoảng thời gian đó, các em lại viết mở bài sai. Sai kiến thức, sai ngữ pháp, lệch trọng tâm so với đề bài. Cho nên, trong các giờ tăng tiết ở đầu năm học, tôi mạnh dạn bỏ thời gian rèn luyện cách viết mở bài nhanh và đúng. Chúng tôi khắc sâu vào nhận thức học viên các yêu cầu sau đây: * Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý: ---- Phải bám sát vẩn đề trong đề bài, dùng những cách mở bài diễn dịch hoặc quv nạp để dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng cần nghị luận. ---- Dần nguyên văn câu nói (nếu có). --- Nêu hướng nghị luận. Ví dụ: Với đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: "Ôi! sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Chúng ta hướng dẫn học viên lần lượt viết các ý sau: - Sống đẹp là một thái độ sống tích cực mà bất cứ ai trong chúng ta cũng phải phấn đấu, rèn luyện. - Trong một bài thơ của mình, nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Nếu là con chim chiếc lá Thì con chim phái hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Gv: Nguyễn Thị Thanh Tâm Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu - 14 - SKKN: Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết môn Ngữ Văn cho HV khối GDTX Cũng trong bài thơ này, nhà thơ đã gửi đến tuổi trẻ chúng ta một câu hỏi lớn. Ôi! sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Hôm nay, tuổi trẻ chúng ta chọn cách sống như thế nào? * Nghị luận về một hiện tượng đời sống: - Giới thiệu tóm lược hiện tượng trong 1 hoặc 2 câu văn - Nêu vấn đề. - Nêu hướng nghị luận. Ví dụ đề văn: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? Hướng học viên viết các ý sau: - Con người ai cũng mong cuộc sống yên lành, ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, vấn đề lưu thông và tai nạn giao thông đang là một hiện tượng nóng bỏng, làm đau đầu các nhà lãnh đạo,gây biết bao thiệt hại cho con người. - Không ai trong chúng ta có thể thờ ơ trước tai nạn giao thông. - Tuổi trẻ học đường chúng ta cần phải làm gì trước vấn nạn ấy? * Nghị luận về một bài thơ, một đoạn thơ,một nhân vật văn học: - Phần mở đoạn (dẫn dắt vấn đề): Viết những câu dẫn dắt là những câu liên quan gần gũi với vấn đề chính sẽ nêu. Tùy nội dung vấn đề chính mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn, một nhận định, hoặc một câu chuyện kể. - Phần giữa đoạn (nêu giới hạn của vấn đề): Nêu vấn đề chính sẽ bàn bạc trong thân bài, tức là luận đề (Giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học có liên quan đến vấn đề nghị luận). Vấn đề chính này có thể đã chỉ rõ, có thể người viết tự rút ra, tự khái quát. Đối với phân tích bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà người đọc cảm nhận được. - Phần kết đoạn (nêu vấn đề nghị luận): Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày. Có thể đó là những nhận xét đánh giá sơ bộ của người viết về tác phẩm, về nhân vật ... Đây là phần trọng tâm của mở bài. Vấn đề nghị luận có thể đã được nêu ở đề bài (người viết chỉ việc giới thiệu hoặc ghi lại đoạn trích, câu trích ở đầu bài) nhưng cũng có khi người viết phải tự rút ra, tự khái quát khi tìm hiểu đề bài. Có thể rút ra công thức viết đoạn mở bài như sau: Gv: Nguyễn Thị Thanh Tâm Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu - 15 - SKKN: Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết môn Ngữ Văn cho HV khối GDTX (Phần mở đầu) Câu 1 (Phần giữa) Câu 2 (Phần kết) Câu 3 Dẫn dắt vấn đề Nêu tác giả, tác phẩm Nêu vấn đề nghị luận Ví dụ: Đề văn về đoạn thơ Việt Bắc đã nêu ở phần trên. Cần hướng dẫn học viên viết được các nội dung sau: - Tố Hữu là nhà thơ tiêu biếu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị và tính dân tộc đậm đà. Là nhà thơ chiến sĩ, Tố Hữu thường sáng tác những tác phẩm nóng hổi tính thời sự. - Tháng 10 -1954, sau chiến thắng ĐBP và Hiệp định Giơnevơ, các cơ quan Trung Ương của Đảng và Nhà nước từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Trước niềm vui lớn lẫn nỗi luyến tiếc nhớ thương những người dân đã đồng cam cộng khổ, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. - Bài thơ có những đoạn ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc rất ấn tượng. Nêu đoạn thơ cần nghị luận. Lưu ý: Mỗi tuần chỉ triển khai cách mở bài cho một dạng đề. Thậm chí nếu lớp chưa viết được, phải kiên trì với loại đề đó, không nên vội vàng chuyển sang loại đề khác. Sau khi hướng dẫn lý thuyết yêu cầu đối với từng loại đề, nếu còn thời gian, giáo viên cho học viên tập viết tại lớp, giáo viên đi quanh lớp chỉnh sửa từng lỗi câu, ý, chính tả... cho học viên. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi giáo viên sửa bài viết cho tất cả các học viên trong lớp mình. Thậm chí, nếu ở trên lớp không đủ thời gian, giáo viên yêu cầu học viên về nhà làm tiếp và nộp lại, giáo viên sẽ tiếp tục sửa và trả lại sau đó vài ngày. Lòng nhiệt tình chỉ dẫn của giáo viên khiến cho các học viên ý thức được việc rèn luyện văn chương là vô cùng cần thiết cho bản thân. Từ đó, các em cố gắng viết và đã tiến bộ hơn trước nhiều. 2.2.3 Triển khai ý trong thân bài Gv: Nguyễn Thị Thanh Tâm Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu - 16 - SKKN: Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết môn Ngữ Văn cho HV khối GDTX Sau khi học viên viết được mở bài, giáo viên tiếp tục tiến hành hướng dẫn học viên viết thân bài. Hoạt động này cũng được tiến hành hướng dẫn trên lớp, sửa lỗi tại lớp và ở nhà như hoạt động rèn luyện viết mở bài. a. Đối với kiểu bài nghị luận xã hội. Hướng dẫn học viên nắm thật vững các yêu cầu sau: - Giải thích hoặc tóm lược vấn đề cần nghị luận - Lần lượt phân tích từng khía cạnh đúng / sai, tốt/ xấu của vấn đề. - Nêu nguyên nhân và hậu quả của vấn đề/ hiện tượng. - Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. V í du : Với đề bài: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: "Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Chúng ta hướng dẫn học viên lần lượt viết các ý sau: - Sống đẹp là... - Các biểu hiện của lối sống đẹp. - Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp. - Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp. - Phương hướng rèn luyện của bản thân để hướng tới lối sống đẹp. Với đề bài : Bàn về Nguyễn Hữu Ân trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12 tập 1, chúng ta hướng dẫn học viên viết theo các gợi ý sau: - Nguyễn Hữu Ân đã nêu cao tấm gương hiếu thảo, nhân ái,vị tha. - Tuổi trẻ hiện nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân - Tuổi trẻ hiện nay vẫn còn có một số người sống ích kỷ, vô cảm, cần phê phán - Tuổi trẻ cần dành thời gian cho việc tu dưỡng,lập nghiệp, sống vị tha... để trở thành người có ích.. b. Đối với kiểu bài nghị luận văn học, giáo viên hướng dẫn học viên nắm thật vững các yêu cầu sau: - Lần lượt bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm/đoạn trích theo hai hướng: Gv: Nguyễn Thị Thanh Tâm Trung tâm GDTX Vĩnh Cửu - 17 -

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -