Posted by : amakong2 Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản - Bài 35, trong SGK lịch sử lớp 11, giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng canh tân và tác giả của bản điều trần này? Trong quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi có liên hệ kiến thức lịch sử, GV cần lưu ý những điểm sau đây: Thứ nhất là có thể đặt câu hỏi gợi nhắc lại kiến thức lịch sử mà HS đã tìm hiểu hiểu ở lớp dưới (lớp 10), cũng có thể đặt câu hỏi để các em tìm kiếm kiến thức mới chưa học bởi chương trình của bộ môn Ngữ văn chưa có sự tương thích về mặt thời gian với chương trình môn học Lịch sử. Thứ hai là cần lựa chọn những câu hỏi thực sự có ý nghĩa trong cả việc khai thác kiến thức bài học Ngữ văn vừa nhắc lại kiến thức lịch sử mà HS đã học theo phương pháp “ôn cố tri tân” Thứ ba là đối với những bài có dung lượng câu hỏi tích hợp nhiều, GV nên sử dụng phiếu học tập dưới dạng bài tập về nhà để HS tiết kiệm thời gian ghi chép câu hỏi trên lớp mà GV cũng giảm bớt khó khăn trong việc kiểm tra việc tự học, tự liên hệ của HS. 2. Liên hệ kiến thức lịch sử để tạo hứng thú cho HS trong phần giới thiệu bài học. Sau biện pháp liên hệ kiến thức lịch sử trong và ngoài kiến thức SGK cho HS thông qua việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong phần chuẩn bị bài ở nhà, GV có thể liên hệ trực tiếp những kiến thức đó trong phần giới thiệu bài học để tạo ấn tượng ban đầu cho HS về tác phẩm. Qua quá trình giảng dạy những tác phẩm văn học trung đại lớp 11, tôi nhận thấy có thểliên hệ kiến thức lịch sử tạo ấn tượng cho HS ngay trong lời dẫn vào bài. Trước hết cần nhận thức rằng: lời dẫn vào bài cũng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình của một giờ dạy văn, và đặc biệt đối với những tác phẩm văn học trung đại vốn được cho là khó, khô. Có GV dùng lời dẫn vào bài để chuyển tiếp từ bài cũ sang bài mới, có người mở đầu bằng lời giới thiệu tác giả, tác phẩm, có người kiểm tra bài cũ, có người đọc diễn cảm ngay. Nhưng dù chọn cho mình cách nào GV cũng cần lưu ý phải khơi gợi sự hứng thú cho HS đồng thời tạo tâm thế cho các em trong việc tiếp nhận tác phẩm. Không phải tác phẩm văn học trung đại nào cũng sẵn có một nguồn hình ảnh, thước phim tư liệu để minh họa, bởi do những hạn chế kĩ thuật của thời đại. Càng lùi về lịch sử thì điều đó càng hiếm có, có chăng cũng chỉ là sự minh họa bằng tranh vẽ nên ít nhiều có sự dung sai. Vì vậy, đối với những tác phẩm văn học trung đại không có nhiều hoặc không có hình ảnh lịch sử minh họa thì GV nên chọn cách GV: Lê Thị Thu Phương 11 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản dẫn dắt vào bài đồng thời tích hợp kiến thức lịch sử mà các em đã học hoặc đã tự tìm hiểu để tạo ấn tượng mạnh trong phần giới thiệu bài học. Ví dụ những bài như Thu điếu của Nguyễn Khuyến, Thương vợ của Trần Tế Xương,Xin lập khoa Luật của Nguyễn Trường Tộ. Cụ thể như sau: - Ở bài thơ Câu cá mùa thu, GV bắt đầu tiết học bằng lời dẫn: “Sau phát súng xâm lược đầu tiên của thực dân Pháp tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, lần lượt ba tỉnh miền Đông (1862), rồi ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) bị rơi vào tay giặc trước sự bất lực, nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn. Chỉ trong không đầy 1 năm, triều đình nhà Nguyễn đã phải kí 2 bản Hiệp ước Hác măng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884). Trước thời buổi nhiễu nhương trong triều, một vị đại quan trong triều đã từ quan về ở ẩn tại quê nhà, với cảnh quê người quê những vẫn đau đáu, trăn trở về thời cuộc mà bất lực. Vị đại quan ấy không ai khác chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến. Tâm sự về thời cuộc mà ẩn chứa lòng yêu nước kín đáo của ông được thể hiện trong bài thơ Câu cá mùa thu mà hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.” - Ở bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, GV có thể dẫn vào bài như: “Trong nửa sau của thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, tài chính cạn kiệt. Để đối phó với tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực như: cho nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, cho mua quan, bán tước để thu tiền. Chế độ khoa cử cũ kĩ lỗi thời cùng với nạn mua quan bán tước diễn ra công khai, trắng trợn đã khiến những người có thực tài, thực học như Trần Tế Xương tám lần đi thi nhưng chỉ một lần đỗ tú tài. Đó có phải là thói đời bạc bẽo đã khiến cho bà Tú phải khổ mà ông cất lên tiếng chửi trong bài thơ Thương vợ. Điều đó sẽ được trả lời trong tiết học hôm nay.” - Ở bài Xin lập khoa Luật của Nguyễn Trường Tộ , GV cũng có thể liên hệ kiến thức lịch sử trong lời dẫn vào bài: “Trong nửa sau thế kỉ XIX, bộ máy chính quyền triều Nguyễn từ trung ương đến địa phương trở nên sâu mọt; địa chủ cường hào tha hồ đục khoét, nhũng nhiễu dân lành. Những năm trước khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, ở nước ta đã rộ lên một phong trào đề nghị cải cách. Một trong số những người đi đầu phong trào đó là Nguyễn Trường Tộ. Chính tình trạng trì trệ, bảo thủ và suy yếu nghiêm trọng của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp đã thôi thúc ông đề xuất việc lập khoa Luật cho đất nước. Tầm nhìn xa trông rộng và tư tưởng tiến bộ của ông sẽ là điều mà chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay qua bài “Xin lập khoa Luật.” GV: Lê Thị Thu Phương 12 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản Một kinh nghiệm rút ra trong việc liên hệ kiến thức lịch sử vào phần giới thiệu bài học là GV nên đặt các thông tin về lịch sử lên trước sau đó kết nối thông tin đó với nội dung bài học có liên quan. Và nên lưu ý, không nên gượng ép trong việc liên hệ vì nếu việc liên hệ mang tính chất khiên cưỡng không những không giúp HS hiểu thêm về lịch sử mà còn làm mất hứng thú, không đáp ứng được sự chờ đợi của các em trước một giờ học văn. 3. Liên hệ kiến thức lịch sử thông qua những hình ảnh minh họa trong phần Đọc- hiểu Trong việc đọc hiểu tác phẩm văn học trung đại, ngoài nhưng nội dung thông tin trong và ngoài văn bản thì việc giới thiệu và cung cấp cho HS những hình ảnh minh họa cũng không kém phần quan trọng. Bởi “trăm nghe không bằng một thấy”, phải “đích mục sở thị” mới củng cố thêm niềm tin, giúp các em hình dung và có những cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm. GV nên bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc lĩnh vực lịch sử vào bài giảng để HS có vốn tri thức rộng khi tiếp nhận. Hơn nữa, HS tiếp nhận kiến thức qua tranh ảnh, hình ảnh trực quan kết hợp với SGK và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn. Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của HS, GV cần nghiên cứu kĩ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học, tư liệu thuyết minh hình ảnh. GV có thể tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trình chiếu kênh hình sẽ có ưu thế hơn vì HS được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh động và ấn tượng hơn. Tuy nhiên, trong phạm vi cho phép, sáng kiến kinh nghiệm chỉ thể hiện hình ảnh minh họa cho một số tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11. Cụ thể như sau: * Ở bài Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác: Ở bài này, GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa cho hai buổi thiết triều của vua Lê và Chúa Trịnh và đặt câu hỏi đây là hình ảnh nào? Em hãy quan sát và so sánh hai hình ảnh này về mức độ quy mô? Sở dĩ GV đặt câu hỏi này là bởi hai hình ảnh này được lấy trong SGK lịch sử lớp 10 các em mới được tìm hiểu không lâu. Từ đó HS dễ dàng so sánh được quy mô, sự long trọng, sang trọng đầy đủ ban bệ ở phủ Chúa không kém gì ở cung vua. Điều đó giúp HS hiểu thêm sự lộng quyền, lấn át cả cung vua Lê của chúa Trịnh. GV: Lê Thị Thu Phương 13 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản B uổi thiết triều của chúa Trịnh Buổi thiết triều của vua Lê *Ở bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương, GV nên giới thiệu khung cảnh trường thi, hình ảnh Lễ xướng danh khoa thi Đinh dậu. Hình ảnh trường thi ngày xưa Các sĩ tử xem bảng danh sách những người thi đỗ Trường Hà Nam, khoa Đinh dậu 1897 GV: Lê Thị Thu Phương 14 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản (Cổng Tiền Môn) (Cổng Tiền Môn) Dân chúng chen lấn nhau đi Toàn quyền P.Doumer chứng kiến xem lễ xướng danh lễ xướng danh Xướng danh trường Hà Nam (27/12/1897) Các quan mặc triều phục, theo thứ tự phẩm trật, ngồi ghế tréo ở hai bên con đường đi từ Cổng Tiền Môn dẫn vào nhà Thập Đạo GV: Lê Thị Thu Phương 15 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản (Trường Hà-nam 27/12/1897) (Tân khoa ngồi đợi hoàn tất lễ Xướng danh Sau khi trình diện các Khảo quan, ông Cử mới đượcdẫn đến chiếu ngồi trong một cái rạp dựng trước nhà Thập đạo. Ông Thủ Khoa, cũng gọi là Giải nguyên hay Hương nguyên, ngồi trên chiếc chiếu hoa cạp điều đầu hàng lẻ, ông Á nguyên ngồi trên chiếc chiếu đầu hàng chẵn.) * Ở bài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) Quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định (17/2/1859) GV: Lê Thị Thu Phương Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), ngày 1-9-1858 16

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -