Posted by : amakong2 Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

So sánh: đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật nhằm chỉ ra những nét tương đồng hay khác biệt, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị cùa từng sự vật. Khi so sánh cần chú ý lựa chọn và duy trì một tiêu chí, một bình diện so sánh nhất định. Chẳng hạn: Nguyễn Văn Siêu đã rất đúng đắn khi đặt ra một yêu cầu cho văn chương chân chính, đó phải là tiếng nói, hơi thở của cuộc sống đời thường, đưa ra nhiệm vụ phản ánh hiện thực cho văn chương. Yêu cầu này đòi hỏi ở nhà văn một sự tinh tế, nhạy cảm, thức nhọn các giác quan rất cao để có thế giới quan cuộc sống, nhập thân vào cuộc sống để khám phá, tìm tòi. Một tác phẩm ưu tú "không đem đến một cách cho người đọc sự thoát ly hay sự quên:, nó đem đến cho người đọc hơi thỏ, nhịp đập của chính cuộc đời cho người đọc những “bài học trông nhìn và thưởng thức" (Theo dòng)-Thạch Lam. “Tác phẩm văn nghệ phải thể hiện sự sống thật hơn là sự sống bình thường, cô đọng hơn, khái quát hơn, cao hơn cuộc sống mà văn là cuộc sống” (Trường Chinh). Người nghệ sĩ phải nhận thức, phản ánh cuộc sống có lí tưởng, chứ không phải mình họa li tưởng cuộc sống. Lí tưởng nằm ngay trong cuộc sống chứ không tách ra khỏi cuộc sống, không khiến người ta thoát ly hay quên lãng ... (Bài viết: Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên). Đoạn văn trên có sự so sánh trong quan niệm về văn chương của các tác giả: Nguyễn Văn Siêu, Thạch Lam, Trường Chinh. Từ đó, người đọc thấy được sự tương đồng trong quan niệm của các tác giả về vấn đề này. Bác bỏ: dùng lập luận đầy đủ để chứng minh một ý kiến nào đó là sai. Muốn bác bỏ một ý kiến nào đó, cần trích ý kiến đó rồi trả lời bằng những lập luận: ý kiến đó sai ở chỗ nào và vì sao như thế là sai. Ví dụ: Nguyễn Văn Siêu đã rất đúng đắn khi đặt ra một yêu cầu cho văn chương chân chính, đó phải là tiếng nói, hơi thở của cuộc sống đời thường, đưa ra nhiệm vụ phản ánh hiện thực cho văn chương... […] Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Hình thức và nội dung cần có sự tương xứng. Nghệ thuật giúp nội dung trở nên đặc sắc hơn. Một tác phẩm hay phải là một chỉnh thể thẩm mĩ, là sự gắn bó, quyện hòa giữa hai mặt hình thức và nội dung. Văn học “như người con gái đẹp” (Chế Lan Viên) khônq chỉ lôi cuốn người ta bằng y phục, dáng hình mà còn làm mê đắm lòng người bằng vẻ đẹp nhân phẩm bên trong. Một tác phẩm văn học chỉ hay khi kết tinh cao độ sự độc đáo, mới lự của hình thức và sự sâu kín của nội dung, là một chỉnh thề thống nhất, hài hòa. Tính nhạc dặt dìu được rạo nên từ thể thơ năm chữ như ru, như hát, như thủ thỉ tâm tình của một bài thơ đẹp như “Thơ tình cuối mùa thu” đã dần người đọc dạo bước mùa thu, dạo bước tình yêu. Hình ảnh thơ trong sáng, giản dị, nghệ thuật ngắt dòng, lặp từ rất khéo léo, thành công khiến bài thơ như một điệp khúc tình yêu ngân vang, tha thiết....[…] Như vậy, ý kiến, quan niệm của Nguyễn Văn Siêu [...] thiếu cái nhìn toàn diện, chưa nhận thức đầy đủ về giá trị, vai trò của rác yếu tố hình thức, nghệ Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 11 thuật trong văn chương.(Bài viết: "Trong một bức thư luận bàn vể văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên"). Trong phần văn bản trên, người viết đã sử dụng thao tác bác bỏ để bác đi ý kiến của Nguyễn Văn Siêu khi ông phủ nhận hoàn toàn vai trò của hình thức nghệ thuật trong sáng tác văn học. Bằng việc đưa ra những vấn đề lí luận và phân tích một Ví dụ cụ thể (bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh), người viết đã khẳng định vai trò không thể thiếu của nghệ thuật đối với một tác phẩm văn học có giá trị. Từ đó, chỉ ra thiếu sót trong quan niệm của Nguyễn Văn Siêu: thiếu cái nhìn toàn diện, chưa nhận thức đầy đủ về giá trị, vai trò của các yếu tố hình thức, nghệ thuật trong văn chương. Bình luận: bàn bạc và đánh giá vể sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các tác phẩm, các vấn đề văn học, các ý kiến bàn về văn học,... Muốn bình luận một vấn đề cần lưu ý xác định đối tượng bình luận, giới thiệu đối tượng đó và đề xuất ý kiến bình luận (phân tích đối tượng một cách cụ thể và nhìn đối tượng từ nhiều mối quan hệ). Chẳng hạn: Hình ảnh người lính Tây Tiến là một bức tượng đài đẹp đẽ với tư thế hiên ngang, với khí phách anh hùng và có cả những say mê, ước vọng lãng mạn, đẹp đẽ. Nhưn thơ Quang Dũng còn tả rất thực về những mất mát, hy sinh của đoàn binh Tây Tiến. Không thi vị hóa hiện thực, ngòi bút thơ Quang Dũng dám nhìn nhận vào nhữnq tổn thất tất yếu của con người trong chiến tranh tàn khốc (Bài viết “Vẻ đẹp bi tráng của người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”). Trong đoạn văn trên, người viết đã sử dụng thao tác bình luận để đánh giá về thơ Quang Dũng mà cụ thể là bài thơ “Tây Tiến” và hình ảnh người lính trong bài thơ. Hình ảnh người lính Tây Tiến “là một bức tượng đài đẹp đẽ”. Thơ Quang Dũng “tả rất thực về những mất mát, hy sinh của đoàn binh Tây Tiến. Không thi vị hóa hiện thực [...] dám nhìn nhận vào những tổn thất tất yếu của con người trong chiến tranh tàn khốc” (Tr 5,6,7-Rèn luyện kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp và đại học môn Văn-NXB ĐHQG Hà Nội) Ngoài những thao tác trên, trong bài viết cần vận kết hợp nhiều thao tác khác để bài viết được sáng tỏ, có sức thuyết phục. Tuy nhiên, điều quan trong ở khâu này là học sinh phải xác định được trong một đề bài cụ thể thao tác nào là trọng tâm, là chính, cần sử dụng nhiều; thao tác nào là phụ? Muốn vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý ở những từ ngữ nêu rõ thao tác lập luận biểu hiệu ở đề bài, để xác định cho đúng. Ví dụ: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Ở đề bài này học sinh cần xác định phải kết nhiều thao tác: phân tích, chứng minh, giải thích, bác bỏ, bình luận,… Trong đó, thao tác phân tích và bình luận là chính. d) Xác định phạm vi tư liệu - Đối với những để bài thuộc kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 12 phạm vi tư liệu là bản thân ý kiến đó và những tác phẩm văn học tiêu biểu. Chẳng hạn với đề bài: Anh (chị) hãy hày tỏ quan điểm cửa mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e:“Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”. Phạm vi tư liệu là: Ý kiến của La Bơ-ruy-e; những tác phẩm văn học tiêu biểu. - Đối với những đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, phạm vi tư liệu nằm trong chính những tác phẩm văn học là đối tượng của bài viết. Ví dụ: Đề bài “Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tuỳ hút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân) và "Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Người lái đồ sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường); dẫn chứng từ thực tế/trong văn học về những dòng sông Việt Nam. - Đối với những đề bài thuộc kiểu bài nghị luận về một vấn đề văn học kết hợp vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí hay hiện tượng đời sống thì phạm vi tư liệu nằm trong chính những tác phẩm văn học và vấn đề đời sống, tư tưởng, đạo lí được nêu lên là đối tượng của bài viết. Ví dụ: Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt anh/chị hãy bàn về tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời hiện đại. Kết quả của bước tìm hiểu đề giúp học sinh xác định được tất cả các yêu cầu của đề bài: về kiểu bài, về nội dung trọng tâm của đề, thao tác lập luận, phạm vi dẫn chứng. Ví dụ: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Đối với dạng đề nghị luận văn học) Học sinh cần xác định được: +Kiểu bài: nghị luận về một đoạn trích văn xuôi- phân tích nhân vật trong đoạn trích. +Nội dung trọng tâm: phân tích nhân vật Mị-> tư tưởng, tình cảm của nhà văn qua đoạn trích. +Thao tác lập luận: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận,...Trong đó phân tích và bình luận là hai thao tác chính. +Phạm vi tư liệu: đoạn trích “Vợ chồng A Phủ”, mở rộng cả tác phẩm. Ví dụ: Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt anh/chị hãy bàn về tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời hiện đại. (Đối với dạng đề nghị luận văn học kết hợp nghị xã hội) Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 13 Học sinh cần xác định được: +Kiểu bài: nghị luận về một tác phẩm văn xuôi- phân tích nhân vật trong đoạn trích và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. +Nội dung trọng tâm: phân tích nhân vật Việt-> tư tưởng, tình cảm của nhà văn qua đoạn trích; bàn về tình yêu nước của thế hệ trẻ. +Thao tác lập luận: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận,...Trong đó phân tích và bình luận là hai thao tác chính. +Phạm vi tư liệu: tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”, một số tác phẩm khác cùng đề tài; trong đời sống. Trong quá trình dạy – học (nhất là ở tiết trả bài) tôi đã cho học sinh thấy một cách nghiêm túc rằng lạc đề là lỗi nặng nhất, nghiêm trọng nhất của một bài Tập làm văn. Một bài văn lạc đề dù có những đoạn văn hay đến đâu cũng không thể đạt được điểm cao. Đối với giáo viên, trước một đề Tập làm văn việc tìm hiểu đề là đơn giản nhưng với học sinh khâu này rất quan trọng. Vì vậy, trước bất cứ một đề văn nào giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hiện tốt khâu này. Có thể nói rằng đây là một bước mất ít thời gian của tiết học nhưng nó mang lại hiểu quả rất tốt cho học sinh. Thực tế, nhiều năm dạy lớp 12, đặc biệt ở tiết luyện tập trái buổi tôi đã áp dụng giải pháp này và từng bước đạt được kết quả đáng kể. Chỉ qua một, hai tiết hướng dẫn tìm hiểu đề, dù là những học sinh kém về môn Văn nhưng ít nhiều các em vẫn nhận thức được đúng yêu cầu của đề bài. Trong những lớp tôi phụ trách, trường hợp học sinh hiểu sai đề chỉ là 1 hoặc 2 em ở bài viết số 1 và kết quả được nâng ở những bài viết tiếp theo. 2. Lập dàn ý Đối tượng của bài nghị luận văn học là đa dạng, tuy nhiên xuất phát từ nhu cầu thiết thực, phù hợp đối tượng học sinh. Nên ở giải pháp này tôi chỉ giới hạn dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; nghị luận về một vấn đề văn học kết hợp tư tưỏng, đạo lí hoặc hiện tượng đời sống. Việc lập dàn ý giúp người viết bao quát được vấn đề, đảm bảo được tính hệ thống của lập luận, tính cân đối của bài viết, xác định được mức độ trình bày mỗi ý, từ đó phân bố thời gian hợp lí. Có hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý theo trình tự nội dung, nghệ thuật, rồi đến nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân (thường là phân tích các tác phẩm văn xuôi). Có thể sắp xếp đan xen giữa nội dung, nghệ thuật và nhận xét đánh giá, suy nghĩ của thân (phổ biến trong phân tích thơ). Lập dàn ý tốt, viết sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, hay hơn nhờ biết lựa chọn đúng cách diễn đạt, cách trình bày bài viết. Dàn ý của bài văn nghị luận có cấu trúc ba phần. Mỗi phần có nhiệm vụ riêng: a ) Mở bài Người ta thường nói: Văn hay chưa hẳn là dài- Mới đọc mở bài đã biết văn hay. Mở bài có vai trò quan trọng đối với một bài văn. Mở bài đúng và hay sẽ khai thông được mạch văn. Ở phần mở bài, người viết cần giới thiệu khái quát vấn đề sẽ nghị luận, sẽ làm sáng tỏ trong bài viết. Để có được đoạn mở bài hay, cần nêu Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 14 trọng tâm và phạm vi vấn đề sẽ bàn bạc một cách ngắn gọn, viết tự nhiên, khúc chiết và mới mẻ. Nhìn chung có hai cách chính: mở bài trực liếp và mở bài gián tiếp. Ví dụ 1: Đề bài- Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ: ...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành... ( Trích Tây Tiến - Quang Dũng)-Đây là dạng đề nghị luận văn học. - Mở bài trực tiếp, người viết nêu ngay vấn đề trọng tâm. Chẳng hạn: Tây Tiến là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung . Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến: anh hùng, lãng mạn, hi sinh anh dũng vì quê hương đất nước. Hình tượng người lính hiện lên rõ nét nhất qua đoạn thơ sau: “...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành... ” Trong mở bài trên, người viết trực tiếp giới thiệu bài thơ của Quang Dũng và vị trí, vai trò của tác phẩm đối với tác giả và nền văn học Việt Nam (lí do để người viết “yêu thích” tác phẩm- tình cảm, ấn tượng khái quát của người viết). Ví dụ 2: Phân tích hình tượng nhân vật Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Từ nhân vật Việt anh/chị hãy bàn về tình yêu nước của thế hệ trẻ trong thời hiện đại.(Đây là dạng đề kết hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội). Ở dạng đề này chúng ta nên hướng dẫn học sinh mở bài trực tiếp: giới thiệu về tác giả dẫn vào tác phẩm rồi giới thiệu vấn đề nghị luân. Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 15 -Mở bài gián tiếp, người viết xuất phát từ một vấn đề khái quát hơn, một ý kiến, một câu chuyện, một câu thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,... dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết. Cũng đề bài ở ví dụ 1, ta có thể mở gián tiếp như sau: Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 viết về đề tài người lính đã để lại nhiều bài thơ hay. Nếu như Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên là những tiếng thơ về người lính xuất thân từ “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì Tây Tiến lại viết từ cảm hứng thẩm mĩ của một lớp chiến sĩ hoàn toàn khác. Bài thơ hiện lên bức chân dung, vẻ đẹp tâm hồn của người lính- những chàng trai thành thị trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tiêu biểu nhất qua đoạn thơ sau: “...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành... ” Mở bài trên đi từ vấn đề khái quát của đối tượng chính trong đề bài, lập luận theo lối so sánh, dẫn dắt vào vấn đề. Tóm lại, khi mở bài người viết cần chủ động viết thật sáng tạo để chẳng những khơi gợi hứng thú theo dõi văn phong mà còn gây được sự chú ý của người đọc về vấn đề sẽ viết. Trên đây là những vấn đề về mặt lý thuyết. Thực tế, đối tượng học sinh tôi dạy đến 90% là yếu-kém ở khâu viết mở bài, đa số các em không có khả năng tư duy, suy luận, cảm thụ. Ở tiết luyện tập đầu tiên khi yêu cầu các em viết mở bài có nhiều em hoàn toàn không biết viết như thế nào? Vận dụng kiến thức ở phần nào trong bài Đọc văn để viết ?... Vì vậy, khi dạy học sinh viết mở bài, giáo viên đã cụ thể hóa về cách viết- chọn cách trực tiếp, các nội dung kiến thức để viết mở bài, cách dẫn vào vấn đề cần bàn luận. Có nghĩa là hướng các em tìm hiểu, ghi nhớ theo khả năng bản thân những kiến thức cần thiết để viết mở bài (Chẳng hạn: cần nắm được tác giả, nhận định về tác giả, tác phẩm, các hình tượng ... dạng đề ví dụ 1; cần nắm được tác giả, nhận định về tác giả, tác phẩm, các hình tượng, các vấn đề thuộc về tư tưởng, đạo lí; các hiện tượng đời sống ...dạng đề ví dụ 2). Bởi vì, học sinh của chúng tôi tuy khả năng sáng tạo, suy luận kém nhưng các em vẫn có thể ghi nhớ, thậm chí là bắt chước. Cũng đề bài ví dụ 1 và ví dụ 2, tôi hướng dẫn các em viết mở bài như sau: Giáo viên Nguyễn Thị Lê THPT Nguyễn Đình Chiểu. 16

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -