Posted by : amakong2 Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Đầu thế kỷ 20, Pháp hầu như đã hoàn thành quá trình bình định, dẹp yên các cuộc khởi nghĩa yêu nước bên trong Việt Nam (chỉ còn phong trào Khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám còn đang hoạt động). Cùng với việc mở rộng quá trình thực dân hoá, tư bản hóa nhằm khai thác thuộc địa một cách hiệu quả nhất, những cơ sở đầu tiên của kinh tế tư sản bắt đầu phát triển trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Song song với sự phát triển kinh tế, những tư tưởng tư bản cũng du nhập và phát triển bên trong Việt Nam. Các nhà nho có tư tưởng tiến bộ nhận thức được sự yếu kém của Khổng giáo, chứng kiến nước Nhật Bản duy tân mà thắng đế quốc Nga đã quyết định phải thay đổi tư tưởng, cách thức học tập trong nước nhằm mục đích tự cường hy vọng một cuộc đổi mới. Nhật Bản lúc bấy giờ đối với các sĩ phu yêu nước tiến bộ của Việt Nam là một thế giới mới lạ, đầy sức hấp dẫn. Đồng thời học tập từ thất bại của cuộc cải cách của nhóm Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi khởi xướng ở Trung Quốc. Năm 1906, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tham quan Khánh Ứng nghĩa thục tại Đông Kinh (Tokyo). Cuối năm 1906, qua cuộc họp “trù bị” tại làng Nội Duệ (Bắc Ninh) đã quyết định thành lập Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội. Tháng 3 năm 1907, Đông Kinh Nghĩa Thục bắt đầu được khai giảng ở phố Hàng Đào, Hà Nội. *Bối cảnh trong nước: Phong trào này vừa có tính cách chánh trị vừa có tính cách văn hóa, quy tụ được đông đảo sĩ phu và quần chúng. Đông Kinh Nghĩa Thục có nguồn gốc trong sạch hơn là nguồn gốc của Đông Dương tạp chí và Nam Phong, cả hai đều do Tây sáng lập và được tiền trợ cấp của thực dân. Đông Kinh Nghĩa Thục bắt chước theo Khanh Ứng Nghĩa Thục của Nhật Bản nhằm mục đích cổ động duy tân và xây dựng Tân văn hóa. Đây là một trường tư thục đầu tiên ở nước ta không thâu học phí mà lại còn phát không sách, tập và bút giấy cho học trò. Nhà trường chánh ở Hà Nội thành lập chưa được một năm mà đã đặt được chi nhánh ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc và có đà tiến triển vào Trung, Nam. Đông Kinh nghĩa thục, đúng như tên gọi của nó, trước hết là một trường học, một trường học tư và hoàn toàn bất vụ lợi, được lập ra vì một nghĩa lớn. Nghĩa lớn ấy nằm chính trong tôn chỉ sáng láng của phong trào Duy Tân: “Khai dân trí”, mở mang và nâng cao dân trí, để từ đó đi đến “Chấn dân khí”, tạo nên sinh khí mới cho dân tộc, và “Hậu dân sinh”, đưa đất nước đến phát triển phồn vinh cùng năm châu bốn biển. Nói theo một cách nào đó và về thực chất, Đông Kinh nghĩa thục (và cả một loạt nghĩa thục bắt đầu từ Quảng Nam và lan ra nhiều nơi khác trước đó, mà Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội là điểm hội tụ tinh hoa cuối cùng) chính là một cuộc vận động và thực hành cải cách giáo dục rộng lớn, sâu sắc, cơ bản và sớm một cách đáng kinh ngạc. Có thể tìm thấy ở phong trào này những vấn đề cơ bản và thậm chí còn nóng hổi nhất cho cả sự nghiệp giáo dục của chúng ta ngay ngày hôm nay: từ triết lý giáo dục, mục tiêu đào tạo con người (và từ đó là mục tiêu xây dựng xã hội mới), nội dung giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, các mối quan hệ nội tại và với xã hội của giáo dục…, cả đến cách thức tổ chức nền giáo dục kiểu mới. Đặc biệt chủ trương cải cách giáo dục đó được đặt trong một “hệ thống mẹ” rộng lớn, bao quát hơn, gắn liền và là động lực quan trọng để chuyển động hệ thống mẹ ấy: cải tạo có tính cách mạng toàn bộ xã hội. Đó quả thật là một hiện tượng đặc sắc, một tỉnh ngộ anh minh và dũng cảm khác thường, một nhận thức mới có tính chất chuyển thời đại, còn mới mẻ và thiết thực cho đến tận ngày nay. *Ý nghĩa tên gọi: Đông Kinh là tên trường. Nghĩa thục là trường làm việc nghĩa như việc khai trí cho dân, dạy học không lấy tiền. 2. Mục đích và những người sáng lập Đông Kinh nghĩa thục  Mục đích - Nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng. - Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ. - Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và phong trào Duy Tân đang phát triển trong cả nước. Đặc biệt, để đúng với tên gọi nghĩa thục, các lớp học của trường được mở miễn phí.  Người sáng lập - - + + + + + + Sau khi Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tham quan Khánh Ứng nghĩa thục (1906) và nhen nhóm ý định thành lập một nghĩa thục – một trường học kiểu mới, đến tháng 3 năm 1907, các sĩ phu yêu nước cùng chí hướng với Phan Bội Châu như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành,.. bắt đầu mở trường Đông Kinh nghĩa thục. Vai trò chính: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can (Thục trưởng) và Nguyễn Quyền (Giám học). Ngoài ra, trường còn mời Nguyễn Văn Vĩnh – nhà tân học, nhà báo, nhà văn, nhà phiên dịch Việt Nam – được Pháp tin cậy để tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp.  Phan Bội Châu (1867- 1940)  Phan Châu Trinh (1872-1926)  Lương Văn Can (1854-1927) tự là Hiếu Ôn và Ôn Như, hiệu Sơn Lão, là một nhà cách mạng Việt Nam. Quê quán tại làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông Năm 1874, ông đỗ Cử nhân, triều đinh phân là Giáo thụ Phủ Hoài nhưng ông từ chối Chính phủ Pháp cử ông vào Hội đồng thành phố nhưng ông cũng không nhận. Năm 1879, ông mở trường dạy học tại nhà ( số 4 Hàng Đào) Tháng 3.1907, ông liên kết với những người cùng chí hướng lập ra trường Đông Kinh nghĩa thục. Năm 1913, ông bị lưu đày sang Nam Vang.  Nguyễn Quyền ( 1869-1941) hiệu là Đông Đường, quê ở làng Thượng Trì, Thượng Mão, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông là một chí sĩ yêu nước Việt Nam thời cận đại. Nguyễn Quyền + Do ông từng đỗ Tú tài khoa Tân Mão năm 1891, được bổ làm Huấn đạo tỉnh Lạng Sơn, nên người đương thời thường gọi ông là Huấn Quyền. + Năm 1907, ông từ quan rồi cùng với Lương Văn Can lập trường Đông Kinh nghĩa thục. + Ông làm Giám học của trường này..Sau 9 tháng trường đã bị đóng cửa. + Nguyễn Quyền cũng là người đứng ra lập hãng Hồng Tân Hưng bán hàng công nghệ nội hoá với mục đích tự cường kinh tế và cạnh tranh với các hãng buôn ngoại quốc + Năm 1908, ông bị bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), kết án khổ sai chung thân rồi đem đày ra Côn Đảo. + Năm 1910 ông được tha về tại Bến Tre. + Năm 1920 ông đến Rạch Giá, Sa Đéc rồi về sống tại Bến Tre với gia đình. Ông làm nghề bốc thuốc và mất năm 1941 tại Bến Tre. 3. Bốn ban công tác của Đông Kinh nghĩa thục  Ban giáo dục - Chức năng: lo việc giảng dạy, học tập và chiêu sinh. - Trường dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp và một số người không trực tiếp giảng dạy ở trường, thỉnh thoảng gửi bài về cộng tác. - Học sinh của trường chia làm 8 lớp, có lớp ban ngày, lớp ban đêm, chia làm hai cấp tiểu học và trung học. Những học sinh quá nghèo được nhà trường sắp xếp cho ăn ở ngay trong kí túc xá. - Các môn khoa học tự nhiên thì trường dùng sách giáo khoa của các trường tiểu học Pháp, các môn khoa học xã hội thì nhà trường tự soạn để dạy viết bằng chữ Hán như: Nam quốc vĩ dân, Nam quốc lịch sử. - Nội dung các sách rất chú trọng đề cao truyền thống dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc. Các sách chữ Hán in đẹp, rõ ràng, trên giấy tốt, có đóng bìa. - Trường có một thư viện có nhiều sách Tân thư nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản để học viên, độc giả mượn về đọc, có hòm thư treo ở cửa “Hội quán” thu nhập ý kiến phê bình xây dựng cho nhà trường.  Ban cổ động - Chức năng: tuyên truyền ảnh hưởng của trường ra ngoài quần chúng. - Hình thức hoạt động: là các buổi diễn thuyết và bình văn được tổ chức nhiều lần vào tối mồng một và ngày rằm. - Thành phần tham dự: quan lại, binh lính, viên chức, một số nông dân ngoại Hà thành. - Nội dung: các diễn giả bình luận các bài in hoặc nói chuyên về một số đề tài lịch sử, quá khứ oanh liệt của dân tộc, ca ngợi các nhân vật lịch sử có công với nước, Cách mạng tư sản Pháp, đấu tranh giành độc lập Mĩ… rồi liên hệ với tình hình của Việt Nam lúc đó, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ hủ tục, hàng hàng nội, cắt tóc ngắn… - Trong các buổi bình văn, thường giới thiệu những bài thơ văn ái quốc, kêu gọi duy tân do nhà trường sáng tác hoặc của Phan Bội Châu từ Nhật gửi về. - Những diễn giả nổi tiếng thời đó: Dương Bá Trạc, Lương Trúc Đàm, Phan Châu Trinh...  Ban Trước tác - Chức năng: lo việc biên soạn tài liệu học tập cho học sinh, các tài liệu tuyên truyền. - Thành phần tham gia: Lê Đại, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế… - Nhà trường đã soạn và in một số sách giáo khoa, tài liệu tuyên truyền viết bằng chữ Hán. - Cuốn Quốc dân độc bản được in hàng vạn bản vẫn không thỏa mãn nhu cầu người đọc. - Sách giới thiệu những kiến thức cơ bản về xã hội, quốc gia, quốc dân, định nghĩa về quan chế, thuế khóa, pháp luật. - Những sách về Tân thư được mua về làm tài liệu tham khảo biên soạn, nghiên cứu, giảng dạy.  Ban tài chính: Lo các khoản thu chi của nhà trường. - Trường không thu học phí và giáo viên ban đầu cũng không có lương. Ban đầu, nguồn kinh phí của trường dựa vào các khoản "lạc trợ" (ủng hộ) của các hội viên và những người hảo tâm yêu nước, cũng như các khoản đóng góp tự nguyện của học sinh. - Ban Tài chính còn chịu trách nhiệm mở các tiệm buôn bán và kinh doanh nhằm khuếch trương thực nghiệp, cổ động cải cách kinh doanh, đồng thời tăng thêm nguồn thu cho trường. - Sau này kinh phí dồi dào, trường cấp miễn phí giấy bút cho học sinh và trả giáo viên một số lương tượng trưng nhỏ. 4. Nội dung hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục  Về văn hóa – giáo dục Chương trình hoạt động của nhà trường tập trung chống tư tưởng phong kiến thối nát, thực hiện cuộc cải cách tư tưởng văn hoá, xã hội. - Chống cựu học và hủ nho - Chống chữ Hán và khoa cử - Đề cao chữ Quốc ngữ và học những kiến thức mới - Truyền thống lịch sử và lòng yêu nước đặc biệt được chú trọng.  Thành quả học chữ Quốc ngữ do trường Đông Kinh nghĩa thục tổ chức tuy còn mới mẻ và rất hạn chế (do nhà trường Đông Kinh nghĩa thục chỉ tồn tại được một thời gian rất ngắn), nhưng thứ chữ vừa dễ học, dễ đọc, dễ nhớ, vừa tiện lợi, lại chuẩn xác, dần dần trở thành chữ viết chính thống của quốc gia được các tầng lớp trí thức đầu thế kỷ XX như các nhà học giả Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Văn Tố… tiếp tục phát động công cuộc cách mạng chữ viết này.  Về mặt tư tưởng – xã hội: - Đông Kinh nghĩa thục công khai phê phán tư tưởng phong kiến Nho giáo lỗi thời. Thuyết “thiên mệnh” của Nho giáo bị đả phá. Lên án những phong tục tập quán lạc hậu, những nếp suy nghĩ lạc hậu, những thói cờ bạc, rượu chè… Đông Kinh nghĩa thục đã phê phán rất sâu cay. Trong thời gian này cũng có nhiều sách, báo, văn thơ ra đời đã phê phán những hủ tục, những thói hư tật xấu trong giai đoạn bấy giờ.  Về mặt kinh tế: - Đông Kinh nghĩa thục hô hào lập các hội buôn như: + Đỗ Chân Thiết có 1 hiệu kim hoàn ở phố hàng Bạc. + Đồng Lợi Tế ở phố Mã Mây chuyên buôn bán hàng nội hóa. + Hiệu Tụy Phương ở gần ga Hàng Cỏ chuyên buôn bán thuốc Bắc. + Hoàng Tăng Bí và Nguyễn Quyền mở côngty Đông Thành Xương ở phố Hàng Gai vừa buôn bán hàng tạp hóa, vừa dệt xuyến hoa đại đóa, ướp chè sen. - Từ năm 1907 – 1908 trở đi, do ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục nhiều công ty đã ra đời như: + Quảng Hưng Long buôn bán nội hóa. + Hồng Tân Hưng buôn bán và sản xuất đồ sơn. + Nghiêm Xuân Quảng buôn bán the lụa Thái bình. + Đồng Ích dệt và xuất khẩu lụa. - Các hội buôn lan ra các tỉnh: Phúc Yên, Hưng Yên, Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Phan Thiết, Sài Gòn. - Đông Kinh nghĩa thục còn chủ trương đi tìm những vùng mỏ ở vùng núi Tây Bắc để xin Nhà nước được khai mỏ, nhưng do vốn ít, thiếu kinh nghiệm, bị thực dân Pháp và Hoa kiều chèn ép nên không thực hiện được. - Khu vực nông nghiệp cũng được chú ý khuếch trương. Hội chủ trương lập các đồn điền khai hoang, trồng cây lương thực ở Yên Lập (Hưng Hóa), Mĩ Đức (Hà Đông), nhưng bị thua lỗ nên chương trình phát triển nông nghiệp cũng không tiến hành được.  Với những hoạt đông tuyên truyền chấn hưng thực nghiệm và hành động kinh doanh cụ thể của Đông Kinh nghĩa thục cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tư sản dân tộc non trẻ phát triển. 5. Phạm vi hoạt động Tháng 3 năm 1907, Đông Kinh nghĩa thục được khai giảng ở phố Hàng Đào, Hà Nội. Hoạt động và ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục nhanh chóng mở rộng ra khắp các vùng lân cận rồi lan sang các tỉnh miền Bắc, miền Trung. Ngoài 4 phân hiệu của trường được thành lập tại Hà Đông, Sơn Tây, sĩ phu ở một số tỉnh khác của Bắc Kỳ cũng đua nhau tổ chức các trường lớp mô phỏng Đông Kinh nghĩa thục.  Ở Bắc Kỳ và vùng phụ cận Hà Nội: - Ở Hà Đông, Vũ Trác, Hoàng Tăng Bí nhiều lần về diễn thuyết và bình văn ở đây. Trong năm 1907, ở Hà Đông đã thành lập được 3 phân hiệu nghĩa thục. - Ở Bắc Ninh, tại huyện Gia Lâm cũng có mấy địa điểm mở lớp học kiểu đông kinh nghĩa thục tương đối quy củ. - Ở Hưng Yên, song song với việc mở các nghĩa thục ở các huyện Văn Giang, Yên Mĩ,… còn mở thêm một hiệu buôn hàng nội hóa lấy tên là Hưng Lợi Tế. - Ở Hải Dương, nhiều nhà nho yêu nước đã tuyên truyền, cổ động cho chủ trương canh tân đất nước. - Ở Thái Bình, các huyện Kiến Xương, Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ đều có nghĩa thục hoạt động. Các nhà nho đã vận động nhiều nhóm thân sĩ đứng ra mở trường dạy chữ Quốc ngữ với nội dung giảng dạy như Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội. - Ở nhiều địa phương khác còn tổ chức ra nhiều hội ái hữu, tương tế như Hội dệt vải, hội hỉ,… - Ở các tỉnh trung du và miền núi như Vĩnh Phúc, Phúc Yên, Phú Thọ, Yên Bái,… ảnh hưởng của đông kinh nghĩa thục về chấn hưng công thương nghiệp, khai thác sản xuất hàng nội địa.  Phong trào nghĩa thục lan rộng vào cả các tỉnh ở Trung Kỳ và Nam Kỳ - Ở Trung Kỳ: + Ở huyện Thanh Chương (Nghệ An), trường Võ Liệt thu hút nhiều thanh niên ở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Hương Sơn, Đức Thọ đến học. Tài liệu giảng dạy, học tập do đông kinh nghĩa thục Hà Nội cung cấp. + Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), trường Phong Phú được tổ chức, thu hút con em các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên đến học. Hoạt đông của trường cũng giống như các nghĩa thục khác. + Ở Phan Thiết, trường Dục Thanh là một trung tâm giáo dục theo kiểu đông kinh nghĩa thục. Nội dung giảng dạy gần giống như các trường tiểu học trong Nam Kỳ. - Ở Nam Kỳ: Phong trào mở các nghĩa thục không sâu rộng lắm. Những người hưởng ứng phong trào Duy Tân bằng một số bài báo; hay các khách sạn, hiệu buôn ra đời là những cơ sở để liên lạc với những người yêu nước trong Nam Kỳ để hưởng ứng phong trào Đông Du và phong trào Đông kinh nghĩa thục ở ngoài Bắc Kỳ và Trung Kỳ. 6. Nhận xét chung về Đông Kinh nghĩa thục Qua gần 9 tháng hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục đã nuôi dưỡng được một phong trào cách mạng công khai, hợp pháp khá sôi nổi, quyết liệt trong lĩnh vực đấu tranh về văn hoá và tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Đó cũng là một cuộc vận động chính trị, chuẩn bị về tinh thần, về tư tưởng cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ trong thời đại mới. - Nâng cao được tinh thần yêu nước, cách mạng ở những nơi có phong trào, lôi cuốn họ vào cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do và giàu mạnh của đất nước. - Đề cao chữ Quốc ngữ, mạnh dạn sử dụng trong giảng dạy, biên soạn, dịch thuật, sáng tác. Từ đó, chữ Quốc ngữ nhanh chóng thâm nhập các lĩnh vực xã hội, ngày càng cải tiến trở thành chữ viết của dân tộc. - Thúc đẩy nền kinh tế tư sản dân tộc ngày càng phát triển. - Đi đầu và có những thành tựu lớn trong sáng tác văn học phục vụ các cuộc đấu tranh của quần chúng; khơi dậy tinh thần đoàn kết yêu nước trong nhân dân.  Đông Kinh nghĩa thục đã trở thành nguy cơ lớn đối với thực dân Pháp. Tháng 12.1907 chính quyền thực dân Pháp chính thức thu hồi giấy phép đóng cửa Trường.  Đông Kinh nghĩa thục chỉ hoạt động được gần 09 tháng (từ tháng 03.1907 đến tháng 12.1907). Mặc dù thất bại, Đông Kinh nghĩa thục đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân ta lúc bấy giờ; bước đầu tấn công hệ tư tưởng phong kiến, mở đường cho tư tưởng mới – tức tư tưởng tư sản – trên cơ sở đó đã góp phần chuẩn bị về mặt tinh thần cho các phong trào đấu tranh rộng lớn hơn sau đó. Những kinh nghiệm hoạt động phong phú đa dạng của Đông Kinh nghĩa thục và của phong trào ở các tỉnh đã được các phong trào yêu nước ở giai đoạn sau kế thừa và phát huy, làm phong phú thêm nội dung cũng như phương pháp đấu tranh. 7. Trả lời câu hỏi:

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

- Copyright © Chia sẻ tài liệu - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -